Tìm hiểu Luật An ninh mạng: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào trong Luật ANM? Chương VI, Luật Luật An ninh mạng quy định chi tiết việc này.

“Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” là quy định tại khoản 2, Điều 3 Luật An ninh mạng (ANM). Vậy trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào trong Luật ANM? Chương VI, Luật ANM quy định chi tiết việc này, cụ thể:

Điều 36 quy định trách nhiệm của Bộ Công an: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây, trừ nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Chính phủ: Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng;

Xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương an bảo vệ an ninh mạng; phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng; bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; xây dựng cơ chế xác thực thông tin đăng ký tài khoản số;

Cảnh báo, chia sẻ thông tin an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng; tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc phân công, phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh mạng, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng trong trường hợp nội dung quản lý nhà nước liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều Bộ, ngành;

Tổ chức diễn tập phòng, chống tấn công mạng; diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Điều 37 quy định Bộ Quốc phòng chị trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh mạng trong phạm vi quản lý và có nhiệm vụ, quyền hạn: Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thảm quyền ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý; xây dựng, đề xuất chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bản vệ an nin mạng trong phạm vi quản lý;

Phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia trong phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Công an tổ chức diễn tập, phòng chống tấn công mạng, diễn tập ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh mạng; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.

Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 38, cụ thể: 1.Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong bảo vệ an ninh mạng. 2.Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phản bác thông tin có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật ANM. 3.Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, chủ quản hệ thống thông tin loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng trên dịch vụ, hệ thống thông tin do doanh nghiệp, có quan, tổ chức trực tiếp quản lý.

Trách nhiệm của: Ban Cơ quan yếu Chính phủ được quy định tại Điều 39; của Bộ, ngành, UBND quy định tại Điều 40; của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng quy định tại Điều 41; của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định Điều 42.

Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng phải: Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Để xây dựng không gian mạng lành mạnh, Nhà nước và công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm trong giới hạn của mình. Việc mỗi công dân nhận thức đầy đủ những việc mình được và không được làm trên không gian theo quy định của Luật ANM cũng là cách để xây dựng không gian mạng lành mạnh. Đó là không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8, Luật ANM. Bên cạnh đó, theo quy định của luật này, công dân có quyền được tham gia, thừa hưởng các chính sách của Nhà nước về an ninh mạng như: Nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng.

Đồng thời, được trao công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình với các quy định tại Điều 16 (xử lý thông tin vi phạm pháp luật), Điều 17 (bảo vệ người dân trước các hoạt động gián điệm mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng), Điều 18 (bảo vệ người dân khỏi các hoạt động tội phạm mạng), Điều 19 (trao công cụ để bảo vệ người dân khỏi hoạt động tấn công mạng).

Ban KT-PL

Nguồn CAND: http://cand.com.vn/van-de-hom-nay-thoi-su/tim-hieu-luat-an-ninh-mang-trach-nhiem-cua-co-quan-to-chuc-ca-nhan-567634/