Tìm đường 'hồi hương' cho những di sản bị đánh cắp

Ngày 1/6, UNESCO đã triệu tập các chính trị gia và các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự hội nghị mang tên 'Trao đổi tài sản văn hóa và di sản chung: Những quan điểm mới'.

Các bộ trưởng đến từ Benin, Pháp, Gabon, Đức, Jordan, Lebanon, Peru và Senegal đã trình bày những quan điểm chính trị, kinh tế và văn hóa của họ về chủ đề này. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Senegal, Abdou Latif Coulibaly, nhấn mạnh rằng việc bồi thường là hợp pháp

Hội nghị diễn ra tại thời điểm đang nổ ra nhiều cuộc tranh luận về việc trao đổi và chia sẻ các di sản văn hóa được bảo tồn trong các bảo tàng, các tổ chức cách xa các quốc gia hay cộng đồng tạo ra chúng.

“Chủ đề bao gồm các câu hỏi về danh tính, lịch sử, chủ chuyền, không chỉ hợp pháp mà còn mang tính chất ngoại giao, chính trị, lịch sử, triết học và đạo đức… Tìm ra dấu vết của các công trình bị xấm chiếm, cướp bóc và di dời này cũng sẽ tìm ra được lịch sử bạo lực của thế giới” - Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay tuyên bố trong thông điệp mở đầu. Bà Azoulay nhấn mạnh sự cần thiết của việc cởi mở, giao lưu… trong các phương thức hợp tác mới về lĩnh vực di sản.

Patrice Talon, Chủ tịch Benin, cũng nhấn mạnh rằng văn hóa là lịch sử và bản sắc của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển của họ. “Benin luôn bị thuyết phục bởi một điều: Bất kể di sản bị di dời có lịch sử như thế nào, việc hợp tác và mở rộng quan hệ đối tác vẫn là phương tiện hiệu quản hất để phục hưng và mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả mọi người”.

Trong bài phát biểu của mình, Giáo sư Bénédicte Savoy, nhà sử học nghệ thuật tại trường đại học Technische Universität Berlin (Đức) và Collège de France (Pháp) đã nói rằng các bảo tàng của châu Âu cần phải được tôn vinh vì công việc bảo tồn và thắp sáng văn hóa di sản. Tuy nhiên điều này cũng không thể tránh được các câu hỏi liên quan đến danh tính của một số bộ sưu tập trong các bảo tàng đặc biệt là những di sản có được trong thời kỳ thuộc địa.

Các bộ trưởng đến từ Benin, Pháp, Gabon, Đức, Jordan, Lebanon, Peru và Senegal đã trình bày những quan điểm chính trị, kinh tế và văn hóa của họ về chủ đề này. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Senegal, Abdou Latif Coulibaly, nhấn mạnh rằng việc bồi thường là hợp pháp, và rằng “Châu Phi sẵn sàng” để thu thập các bộ sưu tập tại các viện bảo tàng ngang bằng với các tiêu chuẩn của các tổ chức phương Tây.

Monika Grütters, đại diện cho chính phủ Đức cho biết đất nước của bà đã thảo luận công khai về việc bồi thường và đã có những hướng phát triển nhất định. “Đức muốn hợp tác với các quốc gia và các tổ chức có liên quan”, Bộ trưởng nói.

Các tác phẩm điêu khắc Vigango bị cướp từ các ngôi mộ gia đình ở Kenya

Các Bộ trưởng Bộ văn hóa cũng thảo luận về việc buôn bán di sản bất hợp pháp và Công ước UNESCO 1970. Patricia Balbuena Palacios (Peru) đã nêu bật các vấn đề về nạn trộm cắp và buôn bán di sản đang gây rắc rối cho đất nước của bà nói riêng và phần lớn các nước Mỹ Latinh nói chung.

Năm 2016. Peru và Thụy Sĩ đã ký một thỏa thuận về việc chuyển giao tài sản quốc tế và phương thức hợp tác, dẫn đến việc “hồi hương” cho 66 di sản văn hóa bị đánh cắp.

Trong cuộc thảo luận và đưa ra các ví dụ về việc chia sẻ và bồi thường, các giám đốc bảo tàng và các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ảnh hưởng của các di sản văn hóa đến cộng đồng gốc của chúng. Các bộ trưởng cũng cho rằng rằng việc trả lại các di sản văn hóa về đúng nguồn cội giống như là việc “khôi phục trí nhớ” và “chữa lành vết thương” cho cộng đồng đồng gốc của di sản.

George Abungu, Tổng giám đốc danh dự của Viện bảo tàng quốc gia Kenya, nói về các vấn đề liên quan đến các di sản văn hóa thiêng liêng. Lấy ví dụ, ông giải thích ý nghĩa tinh thần của các tác phẩm điêu khắc Vigango bị cướp từ các ngôi mộ gia đình ở Kenya, bị đem bán cho các viện bảo tàng phương Tây, một số trong đó gần đây đã được trả lại và đó là niềm vui lớn đối với cộng đồng của họ.

Te Herekiekie Haerehuka Herewini, Giám đốc, Te Papa Tongarewa, Bảo tàng Quốc gia New Zealand, nói về việc đã giải quyết thành công hơn 400 yêu cầu hồi hương của người Maori và tổ tiên Moriori vẫn còn từ các tổ chức ở nước ngoài. Điều này yêu cầu các cuộc đàm phán và thuyết trình tinh tế liên quan đến cả lịch sử dân tộc của ông và những nơi thiêng liêng liên quan, từ đó xây dựng niềm tin và tình hữu nghị giữa các thể chế. Barbara Plankensteiner, Giám đốc, Bảo tàng Für Völkerkunde, Hamburg, Đức, cho rằng cuộc tranh luận sôi nổi ở Đức, đặc biệt về quá khứ thuộc địa, đã dẫn đến việc sửa đổi luật và tạo ra các khuôn khổ mới để hợp tác với các đối tác châu Phi.

Kết thúc cuộc tranh luận, ông Ernesto Ottone R., Trợ lý Tổng giám đốc Văn hóa UNESCO nhấn mạnh, hội nghị đã xây dựng được một nền tảng quan trọng cho các “nhà ra quyết định” và các chuyên gia văn hóa để làm mới cuộc tranh luận về di sản được chia sẻ và xây dựng động lực quan trọng cho tương lai.

Phương Ly

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/tam-nhin-unesco/tim-duong-hoi-huong-cho-nhung-di-san-bi-danh-cap-84910.html