TikTok - 'Miền đất mới' cho những nội dung độc hại

TikTok dần trở thành một mạng xã hôi thay thế YouTube. Tuy nhiên, cũng giống như YouTube, việc quản lý, kiểm soát nội dung xấu, độc hại trên nền tảng này cũng đang là vấn đề vô cùng nhức nhối.

Không chỉ bị tẩy chay, thậm chí khởi kiện vì lan truyền video tự sát, nếu tìm hiểu, TikTok còn có nhiều trào lưu có hại khác ảnh hưởng tới người dùng và cộng đồng. Từ vị thế là mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, giờ đây, TikTok phải đối mặt với nguy cơ bị cấm sử dụng ở nhiều nơi.

Nội dung độc hại lan tràn

Tháng 8/2020 ba thiếu niên sống tại bang Texas (Mỹ) đã suýt mất mạng khi thực hiện theo một clip trên TikTok, thử thách uống hàng chục viên thuốc chống dị ứng một lúc.

#Benadryl Challenge (Thử thách uống thuốc dị ứng) để tạo nên ảo giác.

#Benadryl Challenge (Thử thách uống thuốc dị ứng) để tạo nên ảo giác.

Tháng 11/2020 một bé trai 10 tuổi ở TP HCM ngã vẹo cổ suýt tử vong vì bắt chước trò nhào lộn trên TikTok

Bé trai 10 tuổi nhập viện điều trị chấn thương cổ

Tháng 12/2020 bé gái 4 tuổi ở Philippines suýt mất mạng khi cố treo cổ tự tử theo một thử thách trên TikTok

Cô bé 4 tuổi và vết hằn trên cổ.

Tháng 1/2021 bé gái 10 tuổi tại Ý bị chết não do bắt chước chơi trò "thử thách bất tỉnh" trên TikTok bằng cách quấn thắt lưng quanh cổ để quay clip.

Tháng 3/2021 cậu bé 12 tuổi ở Mỹ cũng đã mất mạng vì làm theo những thử thách trên ứng dụng TikTok

1 thử thách điên rồ trên TikTok - Cắm đồng xu vào ổ điện.

Đây chỉ một vài ví dụ để các bạn có thể cảm thấy sự nguy hiểm và những tác động tiêu cực mà trang mạng xã hội giải trí này mang lại.

Không chỉ ẩn chứa nhiều thử thách, nội dung độc hại, TikTok còn là nơi khởi nguồn, lan truyền nhiều nội dung phản cảm, khiêu dâm, ấu dâm trên. Lý do dẫn đến sự tràn lan này là vì những nội dung mang tính khiêu dâm thường thu hút phần đông người dùng, hơn hẳn những nhóm nội dung giải trí khác.

Nữ TikToker thản nhiên thay đồ trước ống kính cho thiên hạ xem.

Hàng loạt video những cô gái trẻ uốn éo khoe thân, hay làm những động tác khiêu dâm liên tục xuất hiện tràn ngập trên khắp nền tảng TikTok. Không ít người xem đã cảm thấy vô cùng hoang mang, khi những clip này không khác gì các bộ phim dành cho người lớn.

Điều đáng nói ở chỗ, nhiều chủ tài khoản TikTok chỉ là những cô gái có tuổi đời còn rất trẻ, một số trong đó thậm chí vẫn đang ở độ tuổi đi học.

Do phần lớn người dùng của các ứng dụng này thuộc nhóm dưới tuổi vị thành niên, nên các em chưa có đủ độ chín chắn và ý thức về những nguy hiểm tiềm tàng khi đăng tải những video và hình ảnh trong những trang phục hở hang, thiếu vải của mình, nhằm thú hút nhiều lượt xem của các người dùng khác. Các em dễ trở thành mục tiêu của những kẻ ấu dâm háo sắc, có ý đồ xấu trên mạng xã hội.

Hành vi ấu dâm của 1 TikToker với bé gái được đăng tải trên nền tảng này.

Hay các trào lưu chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cũng vô cùng phong phú, tuy nhiên rất nhiều trong số đó chỉ mang tính câu view, tự phát và thiếu kiểm chứng khoa học. Điều đáng nói, không phải trào lưu nào cũng được coi là lành mạnh và đáng khuyến khích.

Ví dụ có thể kể đến như là: Thách thức nhau uống thuốc chống dị ứng để tạo ảo giác, hay là hướng dẫn tẩy nốt ruồi, tẩy trắng răng bằng oxy già, thậm chí là dùng dũa móng tay để "định hình lại" hàm răng...

Trào lưu mài răng trên TikTok gây nguy hiểm

Chính sách quản lý lỏng lẻo của TikTok

Hầu hết các mạng xã hội đều quy định người dùng phải từ 13 tuổi trở lên mới được sử dụng nền tảng. Thế nhưng thực tế, dù chưa đủ tuổi, trẻ vẫn không khó để tiếp cận các video có nội dung xấu.

Chỉ cần lập một địa chỉ e-mail mới và khai tăng số tuổi… những người dùng chưa đủ tuổi đều có thể dễ dàng sở hữu tài khoản để sử dụng, với TikTok trẻ có thể dễ dàng tiếp cận các video mà không cần phải lập tài khoản riêng.

Sự việc Thơ Nguyễn phơi bày chính sách lỏng lẻo của TikTok.

Sau sự việc kênh YouTuber Thơ Nguyễn tung các clip có nội dung phản ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của trẻ em, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã ngay lập tức đề nghị TikTok Việt Nam tăng cường giải pháp để ngăn chặn hiệu quả hơn nội dung đưa trên mạng, không để lọt những nội dung độc hại với trẻ em, vi phạm thuần phong mỹ tục.

Thế nhưng trường hợp của Thơ Nguyễn cũng chỉ là một số trường hợp cá biệt bị xử lý, trong khi trên thực tế hàng triệu video độc hại với trẻ vẫn trôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội.

Nhiều tài khoản sử dụng những từ ngữ khêu gợi, phản cảm để nói về tình dục

Những người sáng tạo nội dung trực tuyến trên nền tảng Facebook, YouTube, TikTok (gọi là streamer, YouTuber, TikToker…) chưa được chính thức xem là một ngành nghề, nên hiện nay chưa có quy định, quản lý hay đào tạo nghề cho phù hợp.

Thực tế, những người hoạt động trên mạng xã hội này sở hữu một lượng người theo dõi khổng lồ, đem về cho họ lợi nhuận hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi năm.

Càng có nhiều người theo dõi, sức ảnh hưởng của các chủ kênh càng tăng, đi đôi với trách nhiệm cộng đồng cũng phải tăng theo. Thế nhưng, việc quản lý, định hướng hoạt động của những kênh thông tin này hiện vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn.

Các đoạn clip rình rập và quay lén ghi hình ai đó cũng thu hút người xem.

Theo các chuyên gia, việc quản lý các nền tảng xuyên biên giới, trong đó có mạng xã hội đã được triển khai khá tích cực, tuy nhiên để kiểm soát được những nền tảng mạng xã hội lớn như vậy là điều không dễ dàng, kể cả với nhiều cường quốc trên thế giới như châu Âu, Mỹ…

Với sự phát triển nhanh như vũ bão của internet, khiến mạng xã hội tuy chỉ là không gian ảo nhưng lại mang sức mạnh thực trong khi hành lang pháp lý vẫn chưa theo kịp. Do đó, cần sớm bổ sung các chế tài như quản lý chặt chẽ mạng xã hội, công nhận “ngành nghề” làm nội dung trực tuyến để có quy tắc ứng xử, quy định, quản lý. Thậm chí, cần đào tạo bài bản để người làm nghề được trang bị kiến thức, biết cách không gây hại cho cộng đồng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại

Hiện nay, do sự thiếu kiểm soát những nội dung xấu trên mạng và khả năng rất cao trẻ em là đối tượng dễ bị xâm hại. Không những về thể chất mà trẻ còn bị xâm hại bởi tinh thần, suy nghĩ trong môi trường mạng xã hội.

Ảnh minh họa.

Đây là một dạng xâm hại khó nhận biết nhất với trẻ em và giới trẻ. Thực tế cho thấy đối tượng trẻ vị thành niên thường bắt chước, thực hành những điều trên mạng mách bảo hoặc các trào lưu biến tướng khác.

Tuy nghiêm trọng là vậy, thế nhưng vấn đề bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội hiện nay còn khá lỏng lẻo. Thế nên các bậc phụ huynh cũng cần nên để ý đến con em mình nhiều hơn.

Khuyến cáo một số cách phụ huynh có thể giữ an toàn cho con cái khi sử dụng TikTok.

- Sử dụng cài đặt bảo mật để giới hạn lượng thông tin mà con chia sẻ.

- Nếu con tạo clip, cha mẹ cần đảm bảo đoạn video được xem xét trước khi tải lên để không chứa nội dung gây hiểu nhầm hoặc tiêu cực.

- Nếu trẻ em dưới 13 tuổi muốn dùng ứng dụng, người lớn cần lưu ý đến phần dành riêng cho nhóm tuổi này, bao gồm các tính năng bổ sung về quyền riêng tư và an toàn.

- Lưu ý về việc thu thập dữ liệu của TikTok. Cha mẹ nên giúp con biết mình đang chia sẻ những gì và tác động đối với chúng.

Lê Việt

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/tiktok--mien-dat-moi-cho-nhung-noi-dung-doc-hai-560116.html