Tiêu thụ quá nhiều nước không hề tốt cho sức khỏe

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cần thiết nhưng tiêu thụ quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe.

Mặc dù liên tục nghe được lời nhắc nhở về lợi ích của việc giữ nước, song uống đủ nước vẫn là một công việc khó khăn. Điều tương tự cũng đúng ngay cả sau khi đã có thói quen uống nhiều nước. Cần phải tự hỏi bản thân liệu rằng mình có đang uống nước đúng cách hay quá nhiều không.

Theo ông Kristin Koskinen, chuyên gia dinh dưỡng ở Richland, Washington (Mỹ), uống quá nhiều nước có thể dẫn đến một tình trạng gọi là hạ natri máu, làm giảm nồng độ natri trong máu đến mức nguy hiểm (Natri là một chất điện giải quan trọng đóng vai trò bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, điều chỉnh nơi nước được phân phối khắp cơ thể và lượng nước được gửi đến bàng quang).

"Mặc dù việc nhiễm độc nước tương đối hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu uống nước nhiều hơn những gì cơ thể cần" - ông Koskinen nói thêm.

 Uống nước tốt cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều lại không tốt

Uống nước tốt cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều lại không tốt

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có quá nhiều nước

Theo trang Mayo Clini, việc theo dõi màu sắc của nước tiểu và tần suất đi tiểu là cách sớm nhất mà cơ thể cảnh báo về tình trạng cơ thể đang quá nhiều nước. Màu nước tiểu thường dao động từ màu vàng nhạt đến màu trà, nhờ sự kết hợp của sắc tố urochrom và lượng nước đã uống. Nếu đi tiểu thường xuyên hơn thì đó là một dấu hiệu cho thấy đang uống quá nhiều nước hoặc chất lỏng nói chung trong một khoảng thời gian ngắn và cần phải giảm bớt.

Trung bình, một người đi tiểu 6-8 lần một ngày. Nếu uống nhiều nước hoặc cà phê, rượu thì đi tiểu khoảng 10 lần một ngày vẫn trong phạm vi bình thường, ông Koskinen nói.

Nếu công việc hoặc các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng bởi việc đi vệ sinh quá nhiều, cứ sau vài giờ hoặc hơn thì nên xem xét giảm bớt việc tiêu thụ chất lỏng.

Khi giảm nhẹ, nồng độ natri thấp có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý, Suzanne Dixon - chuyên gia dinh dưỡng Trung tâm Mesothelioma ở Portland, Oregon cho biết.

Nhưng khi chúng tiếp tục giảm do uống nhiều hơn khả năng bài tiết của cơ thể, nó có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau đầu và buồn nôn. Thận có thể hạn chế lượng nước có thể bài tiết tại một thời điểm, tối đa là 800-1000 ml mỗi giờ. Bất cứ thứ gì vượt quá số lượng đó về cơ bản đều làm tắc nghẽn cơ thể.

Khi cơ thể tự loại bỏ lượng nước dư thừa, các tế bào phình ra để chứa nó và vì não được bao bọc trong hộp sọ, nó gần như không có chỗ cho bất kỳ sự giãn nở nào, từ đó có thể gây ra đau đầu và sương mù não. Còn nếu tỷ lệ nước-natri trong cơ thể vượt quá giới hạn khi có quá nhiều nước trong máu có thể gây buồn nôn. Cơ thể có thể cố gắng tiết ra lượng nước dư thừa để tìm lại sự cân bằng, chuyên gia dinh dưỡng Jackie Arnett Elnahar ở New York cho biết.

Hiện tại, dữ liệu không chính xác về mức độ natri trong máu gây ra các triệu chứng ban đầu này có thể thay đổi tùy theo từng người không. Đối với người bình thường, uống quá nhiều nước thường chỉ dẫn đến tăng thời gian đi vệ sinh. Nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên và muốn biết liệu thói quen uống nhiều nước có phải là thủ phạm hay không, việc cải thiện cách uống nước cũng giúp giải quyết điều này.

Làm thế nào để uống nước hợp lý

Mỗi người nên bắt đầu với 15 ml nước cho mỗi 0.5 kg trọng lượng cơ thể. Vì cơ bắp mang nhiều nước hơn chất béo, những người gầy hơn có thể bám sát con số này. Những người có nhiều mỡ trong cơ thể có thể giảm xuống nếu muốn sử dụng cách tính toán này.

Nhiều người đoán được một số lượng cốc nước mỗi ngày để đạt đủ mục tiêu. Đây là một cách tốt trong thời gian đầu nhưng vì mức độ uống nước dao động hàng ngày dựa trên thời tiết, chế độ ăn uống, các món ăn vặt khác và hoạt động như thế nào. Lượng nước uống nên được điều chỉnh cho phù hợp để không quá lạm dụng nó.

Một trong những cách dễ nhất để điều chỉnh thói quen uống nhiều nước là ngừng tập trung vào nước, và thay vào đó hãy tập trung vào các chất lỏng khác. "Chất lỏng không chỉ có nước, mà còn từ bất kỳ đồ uống nào, cũng như nhiều loại thực phẩm nữa" - ông Koskinen nói thêm.

Trang Mayo Clinic còn cho biết, khoảng 20 phần trăm lượng chất lỏng hàng ngày thường đến từ thực phẩm và phần còn lại là từ đồ uống.

Nếu súp, trái cây, rau, và sinh tố là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng thì không cần phải bổ sung các loại thực phẩm tan chảy ở nhiệt độ phòng hoặc dạng thạch (như: pudding, jelly). Trong khi đó, vào những ngày ăn đồ mặn (mỳ, thức ăn nhanh, khoai tây chiên...) có thể cần phải tăng lượng nước để cơ thể có thể duy trì trạng thái cân bằng.

Gần như bất kỳ đồ uống nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày, kể cả cà phê. Nếu một người thường xuyên dùng caffeine, cơ thể họ thích nghi và cà phê sẽ ngừng hoạt động như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, nếu không phải là người uống caffeine nhiều thì những chất lỏng này nên được tính vào lượng chất lỏng hàng ngày.

Ngoài ra, rượu và nước tăng lực không cung cấp thêm nước cho cơ thể con người. Rượu làm cho cơ thể mất nhiều nước hơn trong khi nước tăng lực chứa quá nhiều caffein nên chúng cũng hoạt động như một chất lợi tiểu.

Trong thời tiết nóng ẩm, cơ thể cần thêm nước nếu ở vùng khí hậu khô. Và nếu hoạt động nhiều hoặc tập thể thao, đo cân nặng trước và sau khi tập luyện cường độ cao có thể giúp biết được lượng nước mất đi một cách chính xác nhất có thể. "Sự khác biệt giữa hai trọng lượng giúp ước chừng được lượng nước đã mất" - Koskinen nói.

Đối với mỗi trọng lượng đã mất trong quá trình tập luyện, hãy uống khoảng hai cốc nước (hoặc đồ uống thể thao) để bổ sung, và cố gắng thực hiện trong vài giờ tiếp theo sau buổi tập.

Bí quyết để giữ nước

Mặc dù việc tính toán nhu cầu chất lỏng không phải là một cách hoàn toàn chính xác, nhưng cơ thể sẽ cho biết ngay khi cần bổ sung nước. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt, nếu nó tối hơn thì cần uống thêm nước và nếu nó sáng hơn, hãy giảm bớt lại. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, uống một hoặc hai cốc trong suốt một giờ sẽ giúp giữ nước mà không làm thận bị quá tải. Việc đó giúp giảm số lần phải đi tiểu trong ngày.

Hương Giang (theo: Health)

Hương Giang

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/tieu-thu-qua-nhieu-nuoc-khong-he-tot-cho-suc-khoe-d161307.html