Tiết lộ sốc 'báu vật' Tống Mỹ Linh bỏ vào quan tài Tưởng Giới Thạch

Ngày 5/4/1975, Tưởng Giới Thạch qua đời tại một bệnh viện ở Đài Bắc. Trước khi đóng nắp quan tài, Tống Mỹ Linh bỏ vòa quan tài phu quân đồ vật đặc biệt này, khiến hậu thế không khỏi tò mò và thắc mắc về hành động ấy.

 Sau một thời gian mắc bệnh, Tưởng Giới Thạch qua đời tại một bệnh viện ở Đài Bắc ngày 5/4/1975. Sau khi Tưởng Giới Thạch chết, lãnh đạo Quốc dân Đảng lúc đó đã thành lập Ủy ban tang lễ và sau đó đưa ra thông báo từ ngày 6/4 trở đi bắt đầu 1 tháng quốc tang (về sau đổi thành từ ngày 6 - 17/4).

Sau một thời gian mắc bệnh, Tưởng Giới Thạch qua đời tại một bệnh viện ở Đài Bắc ngày 5/4/1975. Sau khi Tưởng Giới Thạch chết, lãnh đạo Quốc dân Đảng lúc đó đã thành lập Ủy ban tang lễ và sau đó đưa ra thông báo từ ngày 6/4 trở đi bắt đầu 1 tháng quốc tang (về sau đổi thành từ ngày 6 - 17/4).

Trong thời gian quốc tang, mọi chương trình vui chơi, ca nhạc, mọi hoạt động chúc mừng… bị cấm tổ chức. Trước khi di chuyển linh cữu là lễ nhập quan. Tưởng Kinh Quốc, con trai cả của Tưởng Giới Thạch đã mặc áo cho cha theo truyền thống.

Theo đó, Tưởng Kinh Quốc mặc cho cha 7 chiếc quần, 7 chiếc áo lót, ngoài cùng là một chiếc khoác ngoài. Tất cả những huân huy chương trong cuộc đời binh nghiệp của Tưởng Giới Thạch cũng được đặt vào hai bên quan tài.

Khi ấy, Tống Mỹ Linh cũng tự tay đặt 4 cuốn sách vào giữa quan tài của chồng. Bốn cuốn này gồm: “Chủ nghĩa Tam Dân”, “Kinh Thánh”, “Suối ngọt sa mạc” và một cuốn thơ Đường.

Nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tống Mỹ Linh đặt 4 cuốn sách trên vào trong quan tài của Tưởng Giới Thạch.

Một số người cho rằng, lý do Tống Mỹ Linh đặt cuốn “Chủ nghĩa Tam Dân” vào trong quan tài của chồng bởi đây là cuốn sách gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Tưởng Giới Thạch. Tác phẩm này giống như kim chỉ nam cho nhiều hoạt động của ông.

Về cuốn thơ Đường, Tưởng Giới Thạch là một người truyền thống nên ông có khả năng rất thích đọc loại thơ này như bao người dân Trung Quốc.

Hai cuốn sách còn lại: “Kinh Thánh” và “Suối ngọt sa mạc” có liên quan đến tôn giáo. Khi còn sống, Tưởng Giới Thạch tin vào Lý học truyền thống của Trung Quốc nhưng ông vẫn quyết định đổi đạo, theo Cơ đốc giáo khi kết hôn với Tống Mỹ Linh.

Dù có cảm tình và đặt niềm tin vào Cơ đốc giáo khi cầu xin sự che chở nhưng Tưởng Giới Thạch không trở thành một "con chiên" thực sự. Điều này cho thấy ông là người truyền thống và bảo thủ.

Tuy nhiên, khi chồng chết, Tống Mỹ Linh vẫn đặt 2 cuốn “Kinh Thánh” và “Suối ngọt sa mạc” vào trong quan tài được cho là hy vọng ông tự nguyện đặt trọn niềm tin vào tôn giáo mà bà tin tưởng.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tiet-lo-soc-bau-vat-tong-my-linh-bo-vao-quan-tai-tuong-gioi-thach/20191219042451898