Tiết lộ những nguyên nhân và cách chữa trị khi vùng hậu môn bị đau (P1)

Hậu môn là một trong những vùng nhạy cảm của cơ thể, rất dễ bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau mông như: Vận động mạnh, chuột rút, tập luyện quá sức, ngồi lâu một chỗ,… Bên cạnh đó, còn có nhiều lý do sâu xa mà bạn thường bỏ qua.

Dưới đây là một số nguyên nhân bất ngờ gây tổn thương hậu môn mà ít ai nghĩ đến và giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những rối loạn nhất định đến kích thước và mức độ rắn hay mềm của phân. Các hợp chất như hormone được gọi là prostaglandin làm tử cung co lại, khiến tình trạng chuột rút có thể di chuyển vào khu vực ruột dẫn đến việc một số người đi đại tiện nhiều hơn, thậm chí bị tiêu chảy. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy vùng hậu môn bị đau rát.

Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những rối loạn nhất định đến kích thước và mức độ rắn hay mềm của phân - Ảnh minh họa: Internet

Chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra những rối loạn nhất định đến kích thước và mức độ rắn hay mềm của phân - Ảnh minh họa: Internet

Trong trường hợp này, đừng quá lo lắng, khi hết chu kỳ kinh nguyệt các triệu chứng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, bạn đừng quên uống nhiều nước hơn trong thời gian này để hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động và phân được mềm hơn để đi đại tiện được dễ dàng.

Bệnh trĩ

Theo Viện tiểu đường và Bệnh tiêu hóa Mỹ (NIDDK), bệnh trĩ là tình trạng các mạch máu ở trực tràng và hậu môn sưng lên gây khó khăn cho việc đi đại tiện. Những người đứng, ngồi quá lâu tại một chỗ và bị táo bón thường mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, phụ nữ mang thai càng dễ mắc bệnh trĩ hơn.

Có hai loại bệnh trĩ: Trĩ nội và Trĩ ngoại. Theo NIDDK, bệnh trĩ ngoại có triệu chứng ngứa, đau quanh hậu môn và xuất hiện một cục u lồi ra bên ngoài (mạch máu bị viêm); trong khi đó trĩ nội sẽ gây đau ở trực tràng và kèm theo triệu chứng chảy máu.

Bệnh trĩ là tình trạng các mạch máu ở trực tràng và hậu môn sưng lên gây khó khăn cho việc đi đại tiện - Ảnh minh họa: Internet

Người bị bệnh trĩ cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng. Nếu bệnh tình không cải thiện sau 1 tuần, thậm chí gây ra nhiều đau đớn hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để có những biện pháp chăm sóc kịp thời.

Lạc nội mạc tử cung

Thống kê từ Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ (Mỹ) cho thấy khoảng 11% phụ nữ bị lạc nội mạng tử cung. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô bình thường nằm trong tử cung kết hợp với chất nhày bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng, sau đó phát triển ra bên ngoài tử cung.

Tình trạng lại nội mạc tử cung có thể kéo dài đến khu vực ruột già và gây ra cơn đau, co thắt ở vùng hậu môn - Ảnh minh họa: Internet

Sự phát triển quá mức của các mô này thường được tìm thấy ở ống dẫn trứng, buồng trứng và mặt ngoài của tử cung. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài đến khu vực ruột già. Thông tin từ Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho biết, nếu mô nội mạc tử cung phát triển trong trong đại tràng, chúng sẽ gây ra những cơn đau đớn ở vùng hậu môn.

Khi bị lạc nội mạc tử cung, bạn cần phải đi khám bác sĩ kịp thời. Các biện pháp can thiệp có thể là dùng thuốc, phẫu thuật hay kết hợp cả hai tùy vào trình trạng bệnh.

Nguồn: https://www.womenshealthmag.com/health/a25777382/why-does-my-butt-hurt-pain/

Tiểu Khuê (Theo Womenshealth)

Nguồn PNSK: https://phunusuckhoe.vn/tiet-lo-nhung-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-khi-vung-hau-mon-bi-dau-p1-c25a315050.html