Tiết lộ kinh ngạc về cao thủ Trương Tam Phong trong truyện Kim Dung

Kim Dung từng ca ngợi Trương Tam Phong là người có võ công mạnh nhất giang hồ. Tướng mạo cao thủ phi phàm, 'hình quy cốt hạc', râu giống như sợi thép, quanh năm mặc manh áo rách du ngoạn khắp nơi.

 Trương Tam Phong tiếng tăm lẫy lừng. Tài năng siêu phàm của ông không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn được "vua truyện chưởng" Kim Dung phóng tác đầy hấp dẫn trong các bộ tiểu thuyết siêu kinh điển. Theo truyền thuyết là tổ sư khai sáng đạo giáo ở núi Võ Đang (chú thích: Núi Võ Đang có tên cũ là núi Thái Hòa, thuộc thành phố Thập Yển phía bắc tỉnh Hồ Bắc, địa thế hùng vĩ, trước mặt giáp với hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu, sau lưng giáp rừng Thần Nông Giá, dài hơn 400 km, gồm 72 đỉnh, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ cao hơn mặt nước là 1612m).

Trương Tam Phong tiếng tăm lẫy lừng. Tài năng siêu phàm của ông không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà còn được "vua truyện chưởng" Kim Dung phóng tác đầy hấp dẫn trong các bộ tiểu thuyết siêu kinh điển. Theo truyền thuyết là tổ sư khai sáng đạo giáo ở núi Võ Đang (chú thích: Núi Võ Đang có tên cũ là núi Thái Hòa, thuộc thành phố Thập Yển phía bắc tỉnh Hồ Bắc, địa thế hùng vĩ, trước mặt giáp với hồ chứa nước Đơn Giang Khẩu, sau lưng giáp rừng Thần Nông Giá, dài hơn 400 km, gồm 72 đỉnh, đỉnh chính là đỉnh Thiên Trụ cao hơn mặt nước là 1612m).

Ông không những phát minh ra môn thái cực quyền, còn khiến cho đạo giáo phát triển lên một tầm cao mới. Tiểu thuyết của Kim Dung , phim điện ảnh của Lý Liên Kiệt đều mô tả việc này. Vậy Trương Tam Phong là người như thế nào?

Các tài liệu lịch sử đa phần xác nhận Trương Tam Phong có tên là Toàn Nhất, lại có tên là Huyền Huyền, Thông Nhất, sinh vào năm 1247 hoặc 1258. Nơi sinh có tài liệu nói là huyện Hắc Sơn thuộc Liêu Ninh ngày nay, lai có tài liệu viết rằng là ở Bảo Điêu thuộc Thiểm Tây, có tài liệu lại viết rằng thành phố Thiệu Vũ Phúc Kiến.

Được biết, tướng mạo ông phi phàm, tai to mắt to, “hình quy cốt hạc” , râu giống như sợi thép, trên đầu có búi tóc, thích cầm trong tay thước vuông. Cho dù mùa đông hay hè, chỉ mặc một chiếc áo rách, đi ngao dụ khắp nơi, vì thế mới có biệt danh “Trương luộm thuộm”.

Trương Tam Phong thông thường ít nói, nhưng khi thảo luận về Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thì nói không ngừng, “thường lấy đạo đức, nhân nghĩa, hiếu trung làm gốc, đồng thời khộng tạo ra hạnh phúc giả tọa, lừa dối con người, cho nên tâm phải thông với thần, thần phải hợp nhất với đạo, mọi sự đều có cách giải quyết.”

Sự thần dị của Trương Tam Phong có hai điểm. Thứ nhất: ông leo núi như đi trên đường bộ, mùa đông lạnh giá nằm trên mặt đất phủ tuyết cũng có thể ngủ ngon. Tố chất của cơ thể ông, người không được ăn uống đầy đủ, thể chất suy nhược lại xuất hiện nổi bật trong đám đông.

Thứ hai, lịch sử có ghi chép vào đầu năm Hông Võ, ông đã xây dựng một cứ điểm ở núi Võ Đang, để cho em trai là Khu Huyền Thanh ở tại ngọn Ngũ Long, Lô Thu Vân ở tại ngọn Nam Nham, Lưu Cô Tuyền, Dương Thiện Đăng ở ngọn Tử Tiêu. Còn ông cắm cờ Bắc Thiết Quan, đặt tên là Ngộ Chân Cung và xây nhà ở Hoàng Thổ Thành, tên gọi là Tiên Quán, cho đệ tử coi giữ chu đáo.

Chu Nguyên Chương (Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng Đế (21/10/1328-24/6/1398) là hoàng dế lập nên triều Minh, họ Chu, tên Nguyên Chương, là người Hán. Là vị vua thứ hai xuất thân bình dân sau thời Hán Cao Tổ Lưu Hằng) phái người tìm Trương Tam Phong. Điều khiến chúng ta kinh ngạc là “vào năm Hồng Vũ, (Tam Phong) bỏ đi xa, không biết đi đâu”. Năm 1390, Tam Phong bỏ rơi đệ tử, không biết đi đâu. Sau đó không lâu, triều đình và dân gian khắp nơi đều có trào lưu đi tìm Trương Tam Phong.

Chu Nguyên Chương cho người đến núi Võ Đang tìm Trương Tam Phong ,nhưng đều không thấy. Có người nói có thể ông đã đi đến động Vân Môn thuộc Thanh Châu, Sơn Đông. Người ngựa của Chu Nguyên Chương nhanh chóng đuổi đến Thanh Châu, nhưng vẫn không tìm ra. Chu Nguyên Chương tìm Trương Tam Phong nghe nói là để chỉnh lý đạo gaiso. “Nếu gặp Trương Huyền Huyền, bảo ông ta đến đây, nói chuyện với ta”, Nguyên Chương truyền lệnh. Ông hoàng này cũng không vội khi tìm Tam Phong. Đến đời con trai ông, tức hoàng đến Vĩnh Lạc Chu Đệ, yêu cầu tìm kiếm khẩn thiết hơn.

Sau khi đăng cơ, Vĩnh Lạc nhanh chóng phái nhà thơ học sỹ Hồ Quảng đến Võ Đang mời tiên nhân. Hồ Quảng đi vài lần, hỏi khắp nơi, đệ tử người thì nói ông đi chỗ này, người thì nói ông đi chỗ nọ, tóm lại là không xuất hiện ở Võ Đang. Hơn mười năm, vẫn không có kết quả gì. Sau này, Vĩnh Lạc nói với Hồ Quảng: “Hoặc tìm được Trương Tam Phong, hoặc là chết”. Vậy nên, Hồ Quảng đi về bẩm báo đã thấy Trương Tam Phong. Nhưng do phải đến dự tiệc của thái thượng lão quân, nên không đi được, xin hãy lượng thứ.” Câu chuyện này hoặc mang yếu tố thần thần bí hoặc bịa đặt. Trách chỉ trách hoàng đế quá nôn nóng muốn tìm ra tung tích của cao thủ võ lâm này.

Bảo Khanh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-kinh-ngac-ve-cao-thu-truong-tam-phong-trong-truyen-kim-dung-1138036.html