Tiếp tục mở rộng diện tích lúa đặc sản

Trong sản xuất nông nghiệp, lúa vẫn được xác định là loại cây trồng chính, hàng năm toàn tỉnh gieo cấy khoảng 78 nghìn ha (vụ đông xuân có diện tích gieo cấy khoảng 41 nghìn ha, vụ mùa có diện tích gieo cấy khoảng gần 37 nghìn ha), tổng sản lượng thóc hàng năm đạt khoảng 46 vạn tấn và có khoảng 15 vạn tấn thóc được bán ra thị trường.

Tham quan cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao ở xã Đồng Hướng (Kim Sơn). Ảnh: Đức Lam

Ông Phạm Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Khuyếnnông tỉnh cho biết: Những năm gần đây, diện tích lúa đặc sản thuộc trà mùa muộnđang từng bước được mở rộng. Giống lúa chủ lực là những giống đặc sản của địaphương: Nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng, tám xoan, dự, mộc hương, bao thai...

Cácgiống lúa đặc sản đều có thời gian sinh trưởng dài (từ 150-170 ngày), dễ chămsóc, ít nhiễm sâu bệnh, nhất là bệnh bạc lá và lùn sọc đen; tuy nhiên do thơìđiểm trỗ bông muộn nên cần phòng chống rầy và sâu đục thân cuối vụ.

Vụ mùa năm2018, toàn tỉnh có khoảng 1.740 ha lúa đặc sản, gồm các giống: Nếp hạt cau1.467 ha, nếp cái hoa vàng 85 ha, dự 120 ha, tám xoan 68 ha.

Tại huyện Kim Sơn,lúa đặc sản được gieo cấy ở xã Hồi Ninh, Kim Định, Như Hòa, Ân Hòa, Kim Tân,Xuân Thiện, Tân Thành, Cồn Thoi với 1.148,62 ha giống nếp hạt cau, 85 ha lúanếp cái hoa vàng, 120 ha giống dự và 68 ha lúa tám xoan.

Trên địa bàn huyện YênKhánh, lúa đặc sản gieo cấy chủ yếu ở các xã Khánh Nhạc, Khánh Trung, KhánhThành với diện tích 71,5 ha giống lúa nếp hạt cau. Huyện Hoa Lư gieo cấy chuyêủ́ ở Trường Yên, Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Hải với diện tích 107,8 ha giốnglúa nếp cau.

Huyện Nho Quan gieo cấy chủ yếu ở Sơn Thành, Văn Phú, Quỳnh Lưu,Sơn Lai, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Cúc Phương với diện tích 128,2 ha giống lúa nếpcau. Huyện Gia Viễn gieo cấy 7 ha lúa nếp cau ở xã Gia Phong.

Thành phố TamĐiệp gieo cấy 4 ha lúa nếp cau ở phường Yên Bình. Có thể thấy, diện tích lúađặc sản chủ yếu được gieo cấy ở các địa phương thuộc huyện Kim Sơn và các xãphía nam huyện Yên Khánh. Về thị trường tiêu thụ, trước đây lúa nếp hạt cau,nếp cái hoa vàng... chủ yếu tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán thông qua cácthương lái nhỏ và phục vụ tiêu dùng trong tỉnh.

Gần đây, chất lượng gạo một sốgiống lúa đặc sản của tỉnh đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, thị trườngtiêu thụ từng bước được mở rộng, việc tiêu thụ lúa gạo đặc sản khá thuận lợi.Các công ty cũng như thương lái thường đặt hàng trước khi nông dân thu hoạch,nhiều doanh nghiệp đã thu mua lúa tươi ngay tại ruộng.

Thực tế cho thấy, giátrị sản phẩm lúa đặc sản của Ninh Bình là rất cao, năm 2017 giá bán nhóm lúanếp là từ 13.000 - 15.000 đồng/kg; lúa tám, lúa dự dao động khoảng 20.000 -22.000 đồng/kg; trong khi các giống lúa chất lượng khác chỉ dao động từ 6.000 -8.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế của lúa đặc sản gấp 1,5-3 lần so với lúa tẻthường.

Tuy nhiên,việc sản xuất và tiêu thụ lúa đặc sản trong những năm qua còn nhiều hạn chế dochưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân trồng lúa với các đơn vị thumua; chưa có quy hoạch cụ thể cho việc phát triển sản xuất lúa đặc sản dẫn đếnquy trình canh tác chưa đảm bảo và chưa đồng bộ từ gieo cấy-chăm sóc, bảovệ-thu hoạch-sơ chế (sấy), ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cũng như hiệu quảkinh tế và khả năng mở rộng diện tích.

Ông Vũ Văn Nga, Tổng Giám đốc Công ty cổphần Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình chia sẻ: Công ty vừa xây dựng xongnhà máy chế biến gạo theo hướng xuất khẩu lại có một hệ thống giàn máy sấy lúa,nên hoàn toàn có thể thu mua lúa đặc sản cho nông dân tại ruộng.

Tỉnh cần có cơchế, chính sách để tạo điều kiện khuyến khích mở rộng diện tích lúa đặc sản,từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo đặc sản của tỉnh Ninh Bình.Đầu tư hỗ trợ xây dựng các lò sấy cho các HTX, tổ hợp tác nhằm giảm tổn thấtsau thu hoạch, đáp ứng được yêu cầu chất lượng lúa, gạo của các doanh nghiệpthu mua.

Được biết: Công ty cổ phần giống cây trồng Thái Bình đã ký hợp đồngvới HTX Như Hòa (Như Hòa-Kim Sơn); Công ty chế biến nông sản Bảo Minh -Hà Nôịký hợp đồng với HTX Ân Hòa (Kim Sơn) và HTX Đồng Xuân Tiến (Khánh Thành-YênKhánh); Công ty Giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình ký hợp đồng với HTX ĐồngXuân Tiến (Khánh Thành -Yên Khánh); Công ty TNHH Quang Minh ký hợp đồng với HTXHợp Tiến (Khánh Nhạc-Yên Khánh); Công ty An Thành Phong (Thanh Hóa) ký hợp đồngvới HTX Đại Thành (Khánh Thành-Yên Khánh) về việc sản xuất và bao tiêu lúa đặc sản với quy mô, số lượng, giá cả,chủng loại lúa tùy thuộc mỗi doanh nghiệp yêu cầu. Đây là cơ sở, điều kiện chocác HTX trên địa bàn tỉnh mở rộng diện tích lúa đặc sản nhằm nâng cao thu nhậpvà giá trị trên ha gieo trồng.

Trường Sinh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tiep-tuc-mo-rong-dien-tich-lua-dac-san-2018112708245955p2c21.htm