Tiếp thị liên kết và xu hướng thương mại di động

Thương mại Điện tử (TMĐT) đang dần chi phối thế giới nhờ chiếm lĩnh thị trường và người tiêu dùng bởi lợi thế của internet. Năm 2018 ngành thương mại điện của Việt Nam đã có một năm ấn tượng với nhiều hoạt động tích cực.

Tuy nhiên, rào cản tâm lý về chất lượng hàng hóa vẫn luôn là thách thức lớn đối vơísự phát triển của ngành TMĐT tại Việt Nam. Chính vì thế, việc có một “sàn” giao dịch điện tử hay một nền tảng trung gian, kết nối các công ty cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tuyến nhằm quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng là điều vô cùng cần thiết.

CEO Đỗ Hữu Hưng (trái) trao giải AT Awards Việt Nam

CEO Đỗ Hữu Hưng (trái) trao giải AT Awards Việt Nam

Để làm rõ hơn các nhận định trên, Báo Công Thương đã có buổi trao đổi cùng với lãnh đạo Công ty TNHH Interspace Việt Nam - đơn vị tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị liên kết tại Việt Nam về thị trường, và tiềm năng phát triển cũng như những dự định mới của họ trong năm 2019 này.

Nền tảng tiếp thị liên kết là gì?

Nền tảng Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một loại hình Marketing, đây là mô hình quảng cáo được ưu chuộng nhất hiện nay bởi áp dụng hình thức tính phí quảng cáo CPA (Cost Per Action), có nghĩa là người mua quảng cáo chỉ phải trả phí khi khách hàng thực hiện thành công các hành động theo mục tiêu marketing của mình như mua hàng, đăng ký, điền thông tin… Hình thức CPA ưu việt hơn các hình thức tính phí quảng cáo truyền thống như tính phí theo lượt click CPC (Cost per Click) hay theo lượt hiển thị CPM (Cost per Thousand Impression) vì sự giảm thiểu rủi ro cho đơn vị mua quảng cáo phải trả tiền cho nguồn truy cập website nhưng không phát sinh doanh thu do lượng click ảo, truy cập ảo.

Theo ông Đỗ Hữu Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Interspace Việt Nam: Với vai trò là nhà cung cấp nền tảng trung gian, Interspace Việt Nam phát triển sản phẩm ACCESSTRADE với mục tiêu xây dựng nền tảng tiếp thị liên kết minh bạch, các giao dịch được quản lý chặt chẽ và báo cáo rõ ràng, gia tăng hiệu quả kinh doanh và tạo niềm tin tuyệt đối cho các Nhà cung cấp và Đối tác. Với giải pháp này, Khách hàng sẽ nhanh chóng tìm được hàng hóa tốt, doanh nghiệp tìm ngay được người tiêu dùng mục tiêu và chắc chắn mua hàng.

Hướng tới thương mại di động

Năm 2018 thị trường bán lẻ trực tuyến đã có một năm phát triển sôi động. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, các thống kê cũng cho thấy Ứng dụng mua sắm trên di động (mobile app) trở thành phương thức mua hàng phổ biến nhất. Tỷ lệ sử dụng ứng dụng điện thoại để mua sắm đã tăng từ 40% trong năm 2016 lên tới 72% trong năm 2018. Những ứng dụng mua sắm trên điện thoại này mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm đơn giản, thuận tiện và mượt mà.

Năm 2018 cũng đánh dấu sự đầu tư mạnh mẽ của ACCESSTRADE cho việc ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý tốt hơn, các sản phẩm được chọn lọc quy củ hơn, từ đó nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, cũng như nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Từ công nghệ này, ACCESSTRADE có thể xếp hạng người bán, hàng hóa dịch vụ, nhằm hỗ trợ khách hàng có nhiều lựa chọn an toàn và đảm bảo chất lượng hơn.

Đội ngũ nhân sự trẻ trung và đầy nhiệt huyết

Với mục tiêu trở thành nền tảng tiếp thị liên kết số 1 tại Việt Nam, song song với việc xây dựng một đội ngũ chuyên gia về AI và Big Data, Interspace Việt Nam đang tiếp tục kết hợp Tập đoàn MOG Việt Nam để cùng phát triển đưa AI vào các bài toán vận hành trọng điểm như cá nhân hóa hiển thị, chăm sóc khách hàng, chống hàng giả, chống gian lận trong giao dịch, tối ưu hoạt động vận chuyển, bảo vệ an toàn dữ liệu khách hàng và tối ưu hóa các kế hoạch marketing của khách hàng. Bên cạnh đó ACCESSTRADE tập trung vào một số hướng chiến lược quan trọng mang tên D to C (Dealer to Customer) nhằm tối ưu hóa các trải nghiệm, các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như khiến người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu khi mua sắm thông qua app được sử dụng trên điện thoại di động.

Nhờ lợi thế là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Affiliate Marketing, Interspace Việt Nam đã và đang kết nối các công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp để định hướng và tư vấncho doanh nghiệp có thể nhận diện các rủi ro khi giải ngân vào một dự án, nhất là những dự án liên quan đến TMĐT nhằm tạo ra một hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thu nhỏ - nơi mà các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực TMĐT có thể kết nối và cùng nhau phát triển. Ngoài ra, ACCESSTRADE cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tọa đàm giao lưu chia sẻ về các vấn đề xoay quanh lĩnh vực TMĐT. Nổi bật là sự kiện ACCESSTRADE Awards được tổ chức tại Pattaya Thái Lan quy tụ các Top Publisher và Top Advertiser năm 2017 của các nước Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Cùng với việc các dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước cùng sự phát triển liên tục của các app bán hàng trên điện thoại di động cho thấy quyết tâm của các sàn TMĐT trong việc giành thị phần. TMĐT Việt Nam trong thời gian tới hứa hẹn sẽ có nhiều bước tiến nổi bật hơn.

Linh Nguyệt

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tiep-thi-lien-ket-va-xu-huong-thuong-mai-di-dong-118972.html