Tiếp nhận nhiều tư liệu, hiện vật quý về Hoàng Sa

Đà Nẵng – Chiều 18-1, UBND huyện Hoàng Sa tổ chức buổi lễ 'Tiếp nhận tư liệu, hiện vật và phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa'. Tại buổi lễ, Ban tổ chức tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Đà Nẵng – Chiều 18-1, UBND huyện Hoàng Sa tổ chức buổi lễ “Tiếp nhận tư liệu, hiện vật và phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức tiếp nhận những tư liệu, hiện vật, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận các tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân trao tặng.

Lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận các tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân trao tặng.

Các tài liệu, hiện vật, công trình tiêu biểu gồm có: 19 Châu bản triều Nguyễn của ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng; văn bản giấy dó “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm từ thư viện Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản.

TS. Võ Công Trí - nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng trao tặng bản đồ Quần đảo Hoàng Sa sau những khảo sát của người Đức (1881-1883) và những công trình của người Anh và người Pháp gần đây nhất.

Trao lưu niệm cho các nhà tài trợ trao tặng sách liên quan đến chủ quyền biển đảo để xây dựng thư viện Hoàng Sa.

Ban tổ chức cũng đã tiếp nhận công trình Nghiên cứu “Những trận chiến bảo vệ Tổ quốc của Thủy quân Việt Nam” của TS. Trần Công Trục – Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ tặng để phục vụ độc giả tham khảo; Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) được Sở Địa dư Đông Dương phát hành vào tháng 11-1898, tại Hà Nội do TS. Dương Thanh Mừng - Giảng viên Học viện Chính trị Khu vực III trao tặng. Hội Mỹ thuật thành phố tặng bức ký họa về Trường Sa và tranh cổ động tuyên truyền về biển đảo.

Từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Hoàng Sa đã tiếp nhận được 212 hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, pháp lý cao từ các tổ chức, cá nhân sưu tầm, hiến tặng.

Các em học sinh tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại khuôn viên nhà trưng bày Hoàng Sa.

Cũng trong buổi lễ UBND huyện Hoàng Sa phát động xây dựng Thư viện Hoàng Sa. Báo Tuổi trẻ tài trợ hạng mục xây dựng Thư viện Hoàng Sa. Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng và 04 Nhà xuất bản đã trao tặng 648 cuốn sách liên quan đến chủ quyền biển đảo để xây dựng thư viện Hoàng Sa.

DIỆU HUYỀN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/102_219331_tiep-nhan-nhieu-tu-lieu-hien-vat-quy-ve-hoang-sa.aspx