Tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đi xuất khẩu lao động: Vì sao lao động chưa mặn mà?

Đề án số 12 của tỉnh về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) được kỳ vọng sẽ mở ra một cơ hội lớn đối với người lao động tỉnh nhà bởi hàng loạt các chính sách ưu đãi về tín dụng cho các đối tượng vay đi XKLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn rất ít lao động tận dụng cơ hội này.

Những năm qua, mặc dù có nhiều cố gắng songcông tác XKLĐ ở tỉnh ta vẫn chưa xứng với tiềm năng lao động thực tế. Phân tíchnguyên nhân, các ngành chức năng cho rằng, thiếu vốn là một trong những nguyênnhân cơ bản, khiến người lao động gặp khó khi muốn đi XKLĐ, nhất là tiếp cậnthị trường lao động chất lượng cao.

Việc triểnkhai thực hiện Đề án số 12 được coi là cú “hích” mạnh mẽ, tạo ra bước đột phátrong XKLĐ. Bởi lẽ, trong Đề án này, sẽ ban hành một số chính sách góp phần “gỡrối” cho những tồn tại nhiều năm trong công tác XKLĐ. Một thay đổi lớn cần phảikể đến, đó là giúp người lao động khắc phục tình trạng thiếu vốn khi tham giavào các thị trường lao động lớn như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.

Trước đây,để tham gia được vào các thị trường này, người lao động sẽ phải mất chi phíkhoảng 110 triệu đồng, trong khi đó, những đối tượng thuộc diện vay vốn trongchính sách vay vốn của Chính phủ ưu tiên như: lao động thuộc hộ nghèo, hộ cậnnghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là người dân tộc thiểu số,người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng… chỉ được mức vay50 triệu đồng, đối với mức vay trên 50 triệu đồng thì phải có tài sản thế chấp.Khi triển khai thực hiện Đề án số 12 thì những lao động thuộc diện được vay ưu đãiđược tạo điều kiện để vay thêm từ nguồn vốn của Đề án để đi xuất khẩu lao độngtrong trường hợp không đủ tài sản đảm bảo để vay mức vay trên 50 triệu đồng.Như vậy, tùy nhu cầu của từng lao động, song mức vay tối đa lên tới 100 triêụđồng, với mức vay này người lao động hoàn toàn có thể tham gia vào các thịtrường thu nhập cao. Mặt khác, cũng theo Đề án, đối tượng được vay ưu đãi cũngđược mở rộng hơn. Theo đó, ngoài những lao động thuộc diện chính sách thì nhữnglao động có hoàn cảnh khó khăn, lao động thuộc địa bàn 55 xã đặc thù của tỉnhcũng sẽ được vay vốn ưu đãi.

Ngay khiUBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án XKLĐ, Sở Lao động, Thương binh vàXã hội đã hướng dẫn các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thành việc kiện toàn,thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án XKLĐ cấp huyện và xã, trong đó phân côngcụ thể thành viên trong Ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn cụ thể để thuận tiệntrong việc đôn đốc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Trên cơ sở đó,UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các thôn, xóm, tổ dân phố hàng quý rà soát, bìnhxét hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn và rà soát bổ sung trongtrường hợp chưa đến thời gian định kỳ rà soát những người lao động có nhu câùđi XKLĐ và có đơn đề nghị, lập danh sách, biên bản bình xét, báo cáo UBND cấpxã… Trong các hội nghị tuyên truyền, Ngân hàng Chính sách xã hội đã dự thảo hướngdẫn nghiệp vụ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Đề ánsố 12, trong đó hướng dẫn cụ thể đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, mức chovay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, định kỳ trả nợ, bảo đảm tiền vay, mụcđích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, hồ sơ thủ tục cho vay, việc thu nợ,xử lý nợ rủi ro…

Đến hếtnăm 2018, toàn tỉnh có 1.400 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theohợp đồng đi XKLĐ, trong đó có 400 lao động thuộc đối tượng của Đề án số 12. Tuynhiên, trong số những lao động này, ngay cả những lao động có điều kiện kinh tếkhó khăn cũng rất ít người vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để điXKLĐ. Ông Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết,theo Đề án số 12, nguồn tín dụng được cấp theo từng năm. Cụ thể, trong năm 2018là trên 18 tỷ đồng, năm 2019 cấp hơn 17 tỷ đồng và năm 2020 kinh phí sẽ trên 9tỷ đồng để tạo điều kiện cho mọi lao động có nhu cầu đều được vay vốn. Mặc dùnguồn vốn cho vay khá dồi dào, tuy nhiên, từ khi triển khai Đề án số 12 đếnnay, toàn tỉnh mới có 31 lao động vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội vơítổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng.

Trong đó, riêng năm 2018 có 20 lao động vay vốnvới số tiền trên 20 tỷ đồng, 3 tháng đầu năm 2019 có 11 lao động vay vốn, trongđó chủ yếu là vay vốn để đi du học nghề. Riêng huyện Yên Khánh chưa vay một mónnào, huyện Gia Viễn chỉ có 2 lao động vay vốn. Con số thực tế này nếu so sánhvới định mức phân bổ tín dụng của Đề án số 12 thì quá ít. Ông Phó Giám đốc Ngânhàng Chính sách xã hôi tỉnh cho biết thêm, những thủ tục người lao động phảithực hiện để tiếp cận được với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đãđược tinh gọn, đảm bảo bất kỳ người lao động có nhu cầu vay vốn đều được hướng dẫn,tư vấn cụ thể.

Tuy vậy, có một thực tế là hiện nay, người lao động chủ yếu đixuất khẩu qua đường “tiểu ngạch”, nghĩa là đi bằng các kênh do bạn bè, ngươìquen giới thiệu chứ chưa đi qua các công ty làm về XKLĐ do Sở Lao động, Thươngbinh và Xã hội giới thiệu. Trong khi đó, theo quy định, mọi doanh nghiệp XKLĐđều có cơ hội bình đẳng trong việc tuyển dụng lao động đi xuất khẩu, song phảiđược Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định, cấp giấy phép. Có như vậy,người lao động mới được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng của Đề án số 12.

Tuynhiên, phần lớn các doanh nghiệp XKLĐ này về tuyển dụng trực tiếp mà không cósự thẩm định của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Đối với những “kênh” xuấtkhẩu này, người lao động vừa gặp rủi ro bởi năng lực của doanh nghiệp XKLĐ chưađược ngành chức năng thẩm định và quan trọng nữa, đó còn là sự thiệt thòi chongười lao động vì họ không thể được hưởng nguồn vốn vay ưu đãi. Bên cạnh đó,hiện nay người lao động khi có nhu cầu đều có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều kênhtín dụng khác với mức vay cao hơn…

Thời gian tới, để tín dụng thực sự trở thành“lực đẩy” giúp người lao động tận dụng cơ hội đi XKLĐ để cải thiện cuộc sống,Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục vào cuộc, lồng ghép vào các hội nghịtuyên truyền của ngành chức năng, phổ biến tới tận người dân những thông tinmới của nguồn vốn vay XKLĐ. Bên cạnh đó, hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hôịcũng đã có kiến nghị với HĐND, UBND tỉnh xem xét, sửa đổi nội dung, quy định vềcơ chế cho vay và thủ tục vay, tạo điều kiện cho người lao động được vay vốntheo Đề án đến 100 triệu đồng không phải đảm bảo tiền vay để phù hợp với điêùkiện hiện nay. “Cùng với nỗ lực của các ngành chức năng, của Ngân hàng Chính sáchxã hội, then chốt vẫn là cách làm mới của các doanh nghiệp XKLĐ đã được Sở Laođộng, Thương binh và Xã hội thẩm định và cấp phép. Các doanh nghiệp cần chủđộng tìm về với người lao động để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người laođộng các thủ tục cần thiết nhất thay vì bị động chờ lao động đến đăng ký. Có nhưvậy, người lao động mới có cơ hội lựa chọn “kênh” đi XKLĐ có hiệu quả và thực sựlà đối tượng thụ hưởng của Đề án số 12”- ông Phạm Đức Cường, Phó Giám đốc Ngânhàng Chính sách xã hội tỉnh khẳng định.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tiep-can-nguon-von-vay-uu-dai-di-xuat-khau-lao-dong-vi-sao-lao-dong-chua-man-ma-20190423081114815p3c23.htm