Tiễn tổ tiên trong mâm cỗ hóa vàng!

Sau khi hết 3 ngày Tết, các gia đình cũng lại tất bật sửa soạn cho ngày hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ ngày này cũng được các gia đình đặc biệt chú trọng.

Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.

Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Chia sẻ với DĐDN trongt đầu xuân năm mới về ý nghĩa của ngày mùng 3 Tết (ngày hóa vàng, tiễn đưa ông bà, tổ tiên), Ông Nguyễn Văn Thiệp, quên quán tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, hiện đang sống tại TP HCM, chia sẻ: Ý nghĩa của mâm cỗ cúng hóa vàng được coi là một phần nghi lễ rất quan trọng trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Theo truyền thống, ngày 30 Tết Nguyên Đán, con cháu sẽ làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết, đồng thời cũng là bữa cơm tất niên cuối năm đầy đủ các con cháu trong dòng họ tới tham dự.

Đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, các gia đình lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh.

Và trong 3 ngày này, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến ngày hóa vàng (tức ngày mùng 3 Tết) mới được hạ xuống.

Theo ông Thiệp, hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình thù giống hình tiền thật được in trên giấy để dung cho việc hóa vàng.

Theo quan niệm của người xưa, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được bình an, làm ăn tấn tới trong năm mới. Và thông thường, ngày hóa vàng sẽ diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 âm lịch. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình muốn giữ ông bà tổ tiên ở lâu hơn, thậm chí có nhà để đến mùng 4, mùng 5… nhưng thông thường thì vào ngày mùng 3 hóa vàng để sớm quay trở lại với công việc.

Cũng theo ông Thiệp, tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng khác nhau, tức có khả năng tài chính đến đâu thì làm lễ như vậy, cốt yếu ở tấm lòng thành. Nhưng thong thường thì mâm cỗ cúng cơ bản cũng đầy đủ các thực phẩm nhưng bánh chưng xanh, gà luộc, xôi và hoa quả là không thể thiếu.

Trong mâm cơm hóa vàng, con gà cúng phải là gà trống có đôi chân đẹp và được bày biện cẩn thận. Đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống không thể thiếu trên mâm cỗ hóa vàng. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.

Đi kèm với bánh chưng là dưa hành. Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

Ngoài ra các bà nội trợ có thể sáng tạo, làm các món nem, nộm, cuốn như phở cuốn, nộm gà xé phay, nộm hải sản… các món này có tính thanh mát, dễ ăn, điều hòa lại lượng đạm từ thịt mỡ, bánh chưng.

Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Và những thực phẩm này được cúng lễ trong ngày mùng 3 Tết để tiễn các ông bà tổ tiên.

Bà Dương Thị Bình, quận Tân Phú TP HCM, cho biết: Trong mâm cỗ hóa vàng, nếu cầu kỳ hơn có thể chế biến thêm món cá chép nấu bỗng, theo quan niệm dân gian, cá chép là loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Vì vậy khi cúng cá chép vào đầu năm sẽ mang lại may mắn thịnh vượng cho gia chủ.

Cũng theo bà Bình, khi chế biến mâm cỗ cũng cần lưu ý đến số lượng người ăn, khẩu vị của mỗi người trong gia đình để định lượng món ăn cho phù hợp, tránh lãng phí. Trên các mâm cỗ của người xưa, thường có rất nhiều món khác nhau nhưng mỗi món ăn đều được đựng trong chén, đĩa nhỏ. Điều đó thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực của người Việt Nam, tức là mỗi món ăn chỉ cần thưởng thức một chút, như vậy ta có thể nếm được nhiều món ăn khác nhau mà không lo ngấy. Vị đậm đà của bánh chưng quyện với vị ngọt của thịt gà và điều hòa bằng vị chua mát của món nộm, bỗng…- bà Bình chia sẻ.

Về thủ tục lễ cúng hóa vàng theo tục lệ, ông Nguyễn Văn Giá, tại quận Gò Vấp, TP HCM, chia sẻ: Theo phong tục, tiền âm, vàng mã cũng phải được chuẩn bị chu đáo để ông bà có hành trang, lộ phí để lên đường.

Theo tục lệ, lễ vật dâng cúng hóa vàng trong ngày mùng 3, bao gồm: Nhang, hoa, vàng mã, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo...

Và lễ vật dâng cúng hóa vàng trong ngày mùng 3, bao gồm: Nhang, hoa, ngũ quả; Trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo; Mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Văn khấn lễ (lễ hóa vàng) theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” với những lời đầu tiên là khấn trời phật (Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần), rồi đến kính lạy tổ tiên nội ngoại (Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh). Và phần tiếp theo là đọc tên đầy đủ các con cháu trong gia đình với lời lạy “Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh. Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám”.

Hương Giang

Bạn đang đọc bài viết [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Tiễn tổ tiên trong mâm cỗ hóa vàng! tại chuyên mục Tâm điểm của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0904300337, 0984925018

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/tuc-le-mam-co-hoa-vang-sau-3-ngay-tet-144714.html