Tiến sĩ nước Việt nào từng xin đi tù thay cha?

Biết cha bị oan, vị tiến sĩ này đã viết thư lên quan xin được đi tù thay. Hành động hiếu thảo đó được ca ngợi trong sử sách. Đó là một trong nhiều nhân vật nổi tiếng sử Việt có hiếu với cha mẹ.

Theo sách “Lĩnh Nam Chích Quái”, Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Vi Vân. Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại chiếc khố che thân, thay nhau mặc. Lúc già ốm, người cha gọi con lại bảo hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình chịu cảnh trần truồng. Chàng kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Theo sách “Lĩnh Nam Chích Quái”, Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Vi Vân. Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại chiếc khố che thân, thay nhau mặc. Lúc già ốm, người cha gọi con lại bảo hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân. Chử Đồng Tử liệm khố theo cha, mình chịu cảnh trần truồng. Chàng kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn.

Tự Đức là vị vua nổi tiếng hiếu thảo trong lịch sử. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", suốt 36 năm làm vua, cứ một ngày thượng triều, một ngày ông lại đến cung Diên Thọ vấn an sức khỏe mẹ.

Giống như Tự Đức, Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) cũng nổi tiếng về lòng hiếu thảo. Xuất thân từ đứa trẻ mồ côi cha, ông sống với mẹ nghèo. Một lần, mẹ ông vào rừng đốn củi bị hổ vồ. Mai Thúc Loan cùng dân làng vào rừng giết hổ báo thù cho mẹ.

Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam Bộ. Cha bị bắt oan, Phan Thanh Giản viết thư cho quan địa phương xin được đi tù thay. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, viên quan này cho ông ở gần nơi cha bị giam cầm, để vừa trau dồi kinh sử, vừa có cơ hội thăm cha mỗi ngày. Hành động hiếu thảo của ông được hậu thế ca ngợi.

Nguyễn Trãi là danh nhân nổi tiếng về lòng hiếu thảo. Khi cha bị quân Minh bắt giải về nước, Nguyễn Trãi tính đi theo để chăm sóc, phụng dưỡng cha già. Khi đến ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh khuyên ông nếu thương cha hãy quay về tìm cách cứu nước, báo thù cho cha. Nguyễn Trãi nghe theo, quay về tìm theo Lê Lợi, đánh đuổi quân Minh. Sau này, Nguyễn Phi Khanh mất ở đất khách, Nguyễn Trãi nhờ người tìm ra được mộ phần.

Sinh thời, vua Tự Đức có hẳn một cuốn sách tên là "Từ Huấn lục" để ghi chép những lời mẹ răn dạy ông.

Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", một lần Tự Đức đi chơi về muộn, bị Hoàng Thái hậu Từ Dũ giận, vua đã tự dâng roi mây lên cho mẹ đánh đòn.

Trần Anh Tông là một trong những vị vua giỏi của nhà Trần nhưng ngày mới lên ngôi ham uống rượu say xỉn. Trong một lần say, ông đã khiến Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông giận giữ. Để xin tha thứ, Trần Anh Tông dâng biểu tạ tội. Từ đó, vua bỏ hẳn thói quen uống rượu say khướt của mình.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tien-si-nuoc-viet-nao-tung-xin-di-tu-thay-cha-1521503.html