Tiến sĩ nào bị thắt cổ vì gian lận ở trường thi?

Phó chủ khảo trường thi Thanh Hóa đã câu kết với chủ khảo Ngô Hải để gian lận khoa cử, chấm cho con trai của tể tướng Lê Hy từ trượt thành đỗ.

Câu 1. Vị chúa Trịnh nào từng bắt phúc khảo tới 3 kỳ thi để chống gian lận thi cử?

Trịnh Tùng
Trịnh Tạc
Trịnh Tráng
Trịnh Cối

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, dưới thời Lê Trung Hưng, nền giáo dục suy thoái trầm trọng. Tệ mua bằng bán tước diễn ra phổ biến. Để chấn hưng giáo dục, chúa Trịnh Tạc sai quan phúc khảo ba kỳ thi, người nào đỗ vẫn được là sinh đồ, người nào hỏng phải ở lại 3 năm học tập, cho miễn tạp dịch. Thi lại lần nữa vẫn không đỗ thì trở về làm dân, chịu tạp dịch.

Câu 2. Viên quan nào hiến kế để chúa Trịnh cho sinh đồ bỏ tiền mua học vị?

Đỗ Thế Giai
Trịnh Duy Sản
Nguyễn Hữu Liêu
Vũ Tất Thận

Năm 1750, Thự phủ Đỗ Thế Giai hiến kế để chúa Trịnh Doanh cho phép những người muốn thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự, không cần qua sát hạch (tiền thông kinh). Sự tích "tú tài 3 quan" đáng xấu hổ trong sử Việt ra đời từ đây.

Câu 3. Chúa Trịnh Tạc đã cho phúc khảo 3 kỳ thi nào?

Thi Hương
Thi Hội
Thi Đình
Cả 3 kỳ thi trên

Vào các năm Đinh Dậu (1657), Quý Mão (1663) và Canh Tý (1660), chúa Trịnh Tạc đã cho phúc khảo lại 3 kỳ thi Hương.

Câu 4. Tiến sĩ nào trong sử Việt bị thắt cổ do gian lận thi cử?

Ngô Sách Tuân
Lê Hy
Ngô Hải
Phan Thời Nhạ

Năm 1696, tiến sĩ Ngô Sách Tuân được cử làm Phó chủ khảo trường thi Thanh Hóa, nhưng đã câu kết với chủ khảo Ngô Hải gian lận khoa cử, chấm cho con trai của tể tướng Lê Hy từ trượt thành đỗ. Sự việc bị phát giác, Ngô Sách Tuân bị kết án thắt cổ, Ngô Hải bị bãi chức.

Câu 5. Nhân tài khoa bảng nào của triều Nguyễn từng bị kết án tử hình vì chỉnh sửa bài thi cho thí sinh?

Cao Bá Quát
Phan Thời Nhạ
Nguyễn Văn Siêu
Cả A và B

Năm 1841, Cao Bá Quát, Phan Thời Nhạ, Nguyễn Văn Siêu được cử làm khảo quan của trường thi. Khi chấm bài, phát hiện 24 bài thi tốt nhưng phạm húy, Cao Bá Quát bàn với Phan Thời Nhạ đã chỉnh sửa. Sự việc bị phát giác, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị kết án tử, Nguyễn Văn Siêu bị phạt đánh gậy.

Câu 6. Vị vua nào đã tước danh hiệu tiến sĩ của cậu bé 13 tuổi sau nghi án gian lận thi cử?

Minh Mạng
Thiệu Trị
Tự Đức
Hàm Nghi

Theo sách Minh Mạng chính yếu, khoa thi năm năm 1835, một thí sinh tuổi 13 tên là Lê Chân Niên đỗ tiến sĩ nhưng không được vua Minh Mạng công nhận vì nghi án gian lận tuổi. Chân Niên khai trong lý lịch 13 tuổi, nhưng khi phúc khảo là 19 tuổi.

Câu 7. Nhân tài triều Nguyễn nào từng bị lột mũ áo, xóa tên bảng vàng vì đổi họ đi thi?

Nguyễn Văn Thoại
Đặng Huy Trứ
Nguyễn Công Trứ
Đào Duy Từ

Đào Duy Từ là công thần số một của nhà Nguyễn. Trước khi vào Đàng Trong lập nghiệp, ông từng bị triều Lê - Trịnh lột áo mũ, xóa tên bảng vàng (đỗ á nguyên) do đổi họ đi thi.

Câu 8. Ai bị đuổi về làm dân thường sau nghi án đánh tráo bài thi cho bạn học?

Đinh Thì Trung
Lê Quý Kiệt
Ngô Hải
Phan Thời Nhạ

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, trong kỳ thi năm 1775, Lê Quý Kiệt đã đổi bài thi của Đinh Thì Trung. Vụ việc bị bại lộ, cả hai đều bị tống ngục. Đinh Thì Trung sau đó bị bắt đi đày còn Lê Quý Kiệt buộc phải trở về làm dân thường.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/tien-si-nao-bi-that-co-vi-gian-lan-o-truong-thi-post868711.html