'Tiên ông Việt Tròn' - Người đưa những đứa trẻ tự kỷ trở thành kỷ lục gia

Người bình thường trở thành kỉ lục gia đã khó vậy làm thế nào để trẻ tự kỉ, tăng động giảm tập trung trở thành kỉ lục gia? Nhưng điều kỳ diệu đó vẫn hiện hữu trong cuộc đời để chúng ta được biết tin vào những câu chuyện đẹp...

Ngày 6/5/2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho Nguyễn Đình Khánh Hưng, 7 tuổi và Nguyễn Khôi Nguyên, 16 tuổi. Sau khi xác lập kỉ lục gia Việt Nam với màn đi xe đạp 1 bánh, đội 1 chai tung 8 bóng, Khôi Nguyên tiếp tục chinh phục điều không tưởng: đứng trên 5 con lăn, đội 1 chai, tung 8 bóng. Cả thế giới chưa ai làm được. Năm nay Khôi Nguyên đang tìm nguồn tài chính để đăng ký kỷ lục Guiness thế giới.

TS. Phan Quốc Việt nhận “Xác lập kỷ lục”

Anh Nguyễn Thế Hiệp, bố Nguyễn Khôi Nguyên, xúc động kể lại: “Lúc Khôi Nguyên sinh ra cả gia đình tôi mừng rỡ. Cháu là con đầu lòng và là đích tôn của dòng họ. Được 7 tháng tuổi, thấy có hiện tượng lạ, chúng tôi đem cháu tới bệnh viện nhi, và như một tiếng sét đánh ngang tai khi biết cháu bị tự kỷ. Cả gia đình tôi bàng hoàng! Và từ đó, hơn 12 năm chúng tôi rong ruổi mang con đi khắp nơi để chữa trị. Càng đi càng vô vọng. Con càng lớn thì các triệu chứng tăng động càng nặng hơn. Chúng tôi chỉ còn nước nguyện cầu có một vị tiên xuất hiện, dùng phép màu cứu lấy Khôi Nguyên cho gia đình và dòng họ”.

“13 tuổi – Nguyên cao lộc ngộc, không chịu ngồi im, chạy liên tục, một phép toán đơn giản cũng không biết. Không nhận biết được sáng, trưa, chiều, tối…rất để ý đến sinh lý, thích giành đồ của bạn … không nơi nào muốn Nguyên học. Cơ duyên đã đưa con tôi tới học các khóa kĩ năng mềm tại trung tâm Tâm Việt.

Nguyễn Khôi Nguyên với tiết mục đội chai lên đầu, tung 8 bóng trên xe đạp một bánh

Ông chủ của trung tâm chính là Ts Phan Quốc Việt hay còn gọi với cái tên trìu mến: “Thầy Việt Tròn”.Tưởng tượng khi gặp thầy phải là người đạo mạo và phải có gì đó cao sang, quyền quý. Nhưng không, ấn tượng đầu tiên khi gặp thầy, đó là người đàn ông rất đơn giản, râu ria, không thấy có vẻ gì là mô phạm và thậm chí là kì lạ. Rồi dần dần, tôi mê cái cách thầy cứ lăn xả vào những điều đặc biệt trong cuộc sống vô cùng quyết liệt. Đó là một trí tuệ uyên bác, là cả một hệ thống tư duy khoa học được đúc kết bằng những triết lý sâu sắc mà cô đọng đơn giản. Trên tất cả, sự tâm huyết với nghề, với người mà tôi chỉ có thể cảm nhân chứ không diễn tả được bằng lời. Tôi tin vào cơ duyên, với tôi thầy là một vị bồ tát, một Tiên Ông đã cứu con trai tôi trong chính thời điểm tôi cảm thấy bế tắc nhất."

Nguyễn Đình Khánh Hưng với tiết mục đội chai lên đầu, đứng trên 3 con lăn

Nguyễn Đình Khánh Hưng - cậu học trò bé nhỏ, mặt mũi sáng sủa với cặp kính cận trông rất đáng yêu nhưng tay chân lúc nào cũng bứt rứt, hay chọc phá mọi người… 7 tuổi cũng là 7 năm Hưng không ăn cơm, ăn rau mà chỉ uống sữa milo, thỉnh thoảng ăn bún và một vài thứ bánh khác. Khi bắt ăn cơm, Hưng trở lên dữ tợn, gào thét, cào cấu, đạp cả vào người các cô giáo. Gia đình Hưng khó khăn, Ông thầy Việt nhận Hưng làm cháu và trang trải các chi phí cho Hưng học tập. Hưng trở thành kỉ lục gia, nhân vật chính trên sóng truyền hình và các buổi giao lưu khắp cả nước. Càng lớn Hưng càng tài giỏi và chững chạc hơn rất nhiều. Ông thầy Việt đang ước mơ truyền nghề lại cho Hưng. Hưng sẽ cùng các anh chị Tự kỷ ở Tâm Việt kế thừa & nhân rộng mô hình Tâm Việt ra khắp Việt Nam và toàn thế giới để giúp những người thiệt thòi.
Ngoài Nguyên & Hưng, hiện Tâm Việt còn huấn luyện cho 32 cháu khác. Mỗi cháu đều rất cá biệt & đặc biệt.
Đánh giá của phụ huynh các con sau thời gian gửi tại “Đại gia đình Tâm Việt”:
Anh Phan Trần – Phụ huynh em Nam Anh, sinh năm 2003, xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi thực sự tuyệt vọng hoàn toàn với những hành vị đánh người khác và tự đánh đập bản thân của cháu. Dường như chúng tôi đã đưa cháu tới tất cả các trung tâm dạy trẻ tự kỉ tại Hà Nội nhưng đều vô nghĩa. Có lần vào tận Hà Tĩnh, dùng phương pháp bấm huyệt nhưng vẫn bó tay. Những tia hy vọng dần trở lại với chúng tôi khi đến với trung tâm Tâm Việt. Nam Anh từ việc bỏ được việc uống thuốc thần kinh. Giảm hẳn các hành vi tự đánh đập. Hơn thế nữa, cháu còn tự đứng trên 1 con lăn, 2 con lăn và đỉnh điểm là đi được xe đạp 1 bánh, nghĩa là cháu tự vận động và làm chủ được hành vi của bản thân. Tôi, gia đình tôi, dòng họ tôi không thể tưởng tượng nổi, hết sức vui mừng khi chứng kiến điều ấy. Nói về ông Việt, tôi cảm phục gọi Ông Việt chính là Tiên Ông giữa đời thường với trái tim mầu nhiệm độ trì con tôi được hồi sinh”
Chi Hường, quê Nghệ An, Mẹ của Jim: “Bắt đầu phát hiện Jim bị tự kỉ và thiểu năng trí tuệ lúc 2 tuổi”. Ánh mắt mệt mỏi, ngấn lệ khi nhắc về 10 năm vật lộn với căn bệnh của cháu quả thật khiến người ta không khỏi xót xa. “Từ bệnh viên nhi trung ương đến bệnh viện châm cứu trung ương và rất nhiều trung tâm khác, tôi thiết nghĩ vô phương cứu chữa. Có lẽ ông trời thương, một cái duyên lớn khi được bạn bè mách có ông tiến sĩ đồng hương nhận chữa trị trẻ tự kỉ. Tôi tìm hiểu thật kĩ trên mạng cái tên Phan Quốc Việt và quyết định đem con tới gặp ông. 10 năm không một chút kĩ năng cơ bản nào, nhưng trong vòng 1 tháng đến với Tâm Việt, con đã tự biết đánh răng. Sau đó tiếp tục đứng được trên một con lăn ngang và dọc, điều mà người bình thường còn khó làm đươc. Mới nhất, chứng kiến con đi xe đạp một bánh, đó là điều ngoài sức tưởng tượng. Tôi ngỡ ngàng và vui mừng không tả hết. Thật may mắn cho con tôi và cả gia đình tôi. Ông Việt và các thầy cô Tâm Việt có trái tim nhân hậu và tấm lòng trắc ẩn, hết mình vì các con, đó mới chính là phương thuốc tiên chữa trị bách bệnh”.
Cô Nguyễn Thị Minh – Giảng viên HVBCTT ngành xã hội học – phụ huynh cháu Nguyên Anh niềm nở chia sẻ: “Con sinh ra là một bé trai khỏe mạnh, kháu khỉnh và… không tì vết. Con lớn nhanh, rất đẹp trai. Nhưng đến tận 18 tháng mà con vẫn không nói năng gì, gọi không quay lại, thích chơi xếp hình chồng lên nhau, thích chơi đĩa mềm (đĩa máy tính) đút vào ổ máy tính… rất khoái chí. Cháu có nét tự kỉ, đó là kết quả của nhiều bệnh viện nơi chúng tôi đến. Hết kèm riêng 1 -1 rồi chuyển cháu sang các trường tư thục. Tất cả đều kết thúc bằng sự thất vọng tràn trề. Gần 10 năm, bao nhiêu công sức, tình cảm, tiền bạc và cả sự nghiệp còn dang dở…nhưng đổi lại sự tiến bộ của cháu không nhiều. Rồi cơ duyên đến thật tình cơ, tôi vô tình xem 1 chương trình truyền hình nào đó nói về Tâm Việt và kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật. Vợ chồng tôi bàn bạc rất nhanh và quyết định đến gặp ông Việt ngay. Con gặp ông Việt, ông ném bóng cho con, con phản xạ đưa tay bắt bóng. Ông Việt nói “Trường hợp này quá nhẹ” làm cho vợ chồng tôi “ngất” vì như con tôi mà lại nói là “quá nhẹ”. 1 tháng gửi con, vợ chồng tôi ngất lên ngất xuống khi chứng kiến cháu đứng được con lăn và đội chai trên đầu. Quan trọng hơn, tôi hiểu thế giới trong cháu đã thay đổi.Từ trong thâm tâm, một trực giác mạnh mẽ mách bảo tôi rằng cháu thật sự hạnh phúc khi ở đây, cháu được thể hiện và cảm thấy bản thân mình có ý nghĩa. Như một lẽ đương nhiên, Con tôi tiến bộ rất nhanh và hòa nhập trong môi trường với trường năng lượng yêu thương tuyệt vời. Sự kết hợp giữa khoa học và lòng trắc ẩn thật là một phép nhiệm màu dưới bàn tay của ông Việt dành cho các cháu tăng động, tự kỉ. Tôi thực sự hy vọng có nhiều cháu giống con tôi được đến với Ông Việt và các thầy cô Tâm Việt, được đắm mình trong dòng sông mầu nhiệm tràn đầy yêu thương này”.

Những đánh giá của chuyên gia đầu nghành về “Tiên Ông – Việt Tròn”
Đầu tháng 01/2018, tại Hội thảo khoa học “Y HỌC TÁI TẠO & PHỤC HỒI - Chữa bệnh bằng Tâm dược tự nhiên, tế bào gốc & thiền rung lắc”. PGS – TS Phan Toàn Thắng hào hứng nói “Amy Wright – người đoạt giải thưởng Hero CNN 2017 tại Mỹ đã nói: “Chúng ta không thể thay đổi cháu cho thế giới, nhưng chúng ta có thể thay đổi thế giới cho các cháu”. Ts Phan Quốc Việt và còn hơn thế, Thầy Việt đã thay đổi thế giới cho các trẻ tự kỉ, từ bị khinh đến được tôn vinh. Từ bị xem là bỏ đi đến được được xem là thần tượng, làm tấm gương khích lệ, tạo động lực cho người khác. Điều mà thế giới chưa ai làm được! Đặc biệt là Ts Việt không dùng bất kỳ một loại thuốc nào, ông chỉ dùng tâm dược để làm lành tâm bệnh. Phương pháp của ông đơn giản, vui vẻ rất thích hợp với các con trẻ hiếu động, rất dễ nhân rộng”.
Gs Trevor - Nguyên Chủ tịch hội Bệnh thần kinh Thế giới, cùng Đoàn giảng viên Trường Đại học Sydney - Úc nhận định: “Ts Phan Quốc Việt và cộng sự của ông đang tạo nên một hướng đi hoàn toàn mới rất sáng tạo và đầy triển vọng cho trẻ tự kỉ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Chìa khóa của phương pháp này chính là môi trường đầy tinh yêu thương đã tạo ra những kì tích không tưởng
Cựu giám đốc điều hành Canon châu Á, Alok Bharadwaj Creovate chia sẻ: Tôi không thể tin nổi các cháu cần giáo dục đặc biệt có thể được dịch chuyển (transformed) tuyệt vời một cách rõ ràng như vậy. Bắng những phương pháp đầy sáng tạo giúp trẻ phát triển thông qua huấn luyện kỹ năng. Đây là một bài học lớn cho bất cứ tổ chức nào muốn dịch chuyển. Khi chúng ta có một môi trường tràn đầy yêu thương như ở đây. Không dễ dàng gì khi huấn luyện các con có nhu cầu đặc biệt. Ta cần sự cảm thông, kiên tâm, lòng trắc ẩn, không chỉ mình cần sự kiên gan mà còn khích lệ được các con dũng cảm kiên tâm thực hiện. Một kết quả rất đáng khích lệ và mang lại ý nghĩa đặc biệt cho xã hội.

Những nàng tiên trẻ chưa chồng đông con

Cánh tay nối dài của "Tiên Ông Việt Tròn" là Kim Dung, Quỳnh Hoa, Hồng Hạnh, Bích Thảo, Lan Hương, Trang PT, Ngọc Quỳnh… đã dùng tuổi thanh xuân để giúp các em tự kỉ được tỏa sáng. Những cô giáo ở đây tuổi đời còn rất trẻ, chủ yếu là 9x, có những cô đang là sinh viên năm nhất, chân ướt chân ráo ra thủ đô Hà Nội…Tuyệt nhiên, họ luôn yêu đời, vô tư và một lòng vì các con: Khi được hỏi, các cô hồn nhiên chia sẻ: “Thầy Việt luôn dạy, bất cứ khi nào cảm thấy khó khăn, mệt mỏi, hãy nhìn các con và tưởng tượng nếu một ngày mình như những đứa trẻ ấy mình có chịu được hay không? Người giàu thường kiếm tiền rồi cuối đời lúc gần đất xa trời mới làm từ thiện, công đức, chúng ta phụng sự những người thiệt thòi 24/24, công đức hàng ngày, hàng giờ”. Điều ấy làm họ đầy lòng trắc ẩn. Mỗi cô tiên trẻ có một sức hấp dẫn rất riêng, rất đỗi đằm thắm mà không kém phần cá tính. Thật khâm phục, các nàng tiên trẻ ấy vừa là chị hiếu thảo, vừa là cô giáo nghiêm khắc, vừa là mẹ hiền, vừa là thầy thuốc kiêm điều dưỡng viên yêu thương che chở chăm sóc cho đàn con trái tính, bị các trung tâm khác từ chối nhập học. Nhiều con cao lộc ngộc, lúc lên cơn bất thình lình hành hung bất cứ ai đứng gần. Khó mà tưởng tượng nổi, các nàng tiên – mẹ hiền ấy sống cùng các con 24/24. Mỗi con trở chứng 1 kiểu, khó lường, khó chiều. Ngày làm việc của các nàng tiên thường từ 5h30 sáng và ít khi được nghỉ trước 22h đêm. Đã thế, nhiều hôm các con lên cơn la hét lúc 2 - 3 giờ sáng thế là các nàng tiên thức trắng đêm.
Trẻ tự kỷ trung bình chiếm 1% dân số thế giới. Công nghệ càng cao, càng nhiều internet, càng nhiều smartphone, cuộc sống càng ảo hơn, bệnh tự kỷ càng nặng hơn. Trên thế giới cho đến nay hiệu quả chữa trị cho trẻ tự kỷ mới dừng ở can thiệp sớm, trước 50 tháng tuổi, chưa nơi nào điều trị được trẻ tự kỷ tuổi dậy thì. Ước gì Nhà nước lưu tâm thẩm định, nhân rộng mô hình Tâm Việt để nhiều hơn nữa trẻ thiệt thòi được độ trì.

Mạnh Nguyễn

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/tien-ong-viet-tron-nguoi-dua-nhung-dua-tre-tu-ky-tro-thanh-ky-luc-gia-post258169.info