Tiền đề hậu Xô viết đẩy Mỹ xích lại động cơ tên lửa Nga

Nga- Mỹ bí mật duy trì các thỏa thuận tên lửa lâu dài bất chấp những căng thẳng song phương.

Những nỗ lực ngăn chặn việc “tuồn” các công nghệ vũ trụ tới các quốc gia thù địch đã thúc đẩy Moscow và Washington duy trì được các thỏa thuận hợp tác lâu dài.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào các động cơ tên lửa của Nga đã kéo dài hơn hai thập kỉ và để ngăn chặn sự lan rộng công nghệ vũ trụ sau khi Liên Xô sụp đổ, Washington và Moscow đã đạt được và duy trì hàng chục năm các thỏa thuận vũ trụ lịch sử và quan trọng.

Duy trì liên kết Nga- Mỹ về vũ trụ

Năm 1995, Tập đoàn Lockheed Martin – nay phát triển thành công ty quốc phòng hàng đầu thế giới của Mỹ - đã khởi động một dự án liên doanh với các Nga để cung cấp các dịch vụ vũ trụ cho các nhà khai thác vệ tinh thương mại trên toàn thế giới. Trong khi công ty của Mỹ cung cấp dịch vụ tiếp thị và quản lý tổng thể về chuyên môn, thì phía Nga cung cấp các tên lửa Proton, bệ phóng và hỗ trợ về hoạt động công nghiệp.

Sau nhiều năm đàm phán, cả hai bên đã tìm cách duy trì hoạt động của các nhà khoa học và kỹ sư Nga, cùng với những bí mật chuyên môn hoạt động của họ, không bị tác động bởi sự căng thẳng của nhiều chính quyền lãnh đạo tại cả hai quốc gia.

"Điều chúng tôi lo ngại và có nỗ lực khẩn thiết nhằm ngăn chặn là việc “quảng bá” công nghệ vũ trụ tới những “người mới” đang tìm cách xây dựng quyền lực và uy vọng", Mark Albrecht, nhân vật đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán trên với tư cách là một nhà hoạch định chính sách của Nhà Trắng, và sau đó là một quan chức của Lockheed Martin, nhắc lại trong một quyển sách thời kì sau này của ông.

Trong một thỏa thuận riêng, tập đoàn Lockheed vào giữa những năm 1990 đã chọn sử dụng các động cơ RD-180 chạy nhiên liệu từ dầu hỏa – vốn được biết tới là nguồn đầu vào rẻ và đáng tin cậy để cung cấp năng lượng cho tên lửa Atlas V - được thiết kế để phục vụ hoạt động cho Lầu Năm Góc.

RD-180 của Nga được Mỹ đánh giá cao về độ tin cây và giá rẻ. (Nguồn: Getty)

Động cơ RD-180 được sử dụng trong các tên lửa Atlas V, chịu trách nhiệm trong các vụ phóng các bộ máy vũ trụ dành cho Không quân Mỹ, cùng với việc thực hiện sứ mệnh khoa học và nghiên cứu của NASA.

Ngay từ đầu, đã có nhiều cuộc thảo luận về việc xây dựng một dây chuyền lắp ráp của Hoa Kỳ đối với động cơ loại RD-180. Tuy nhiên, định giá dự kiến của RD-180 lên tới hàng chục triệu USD là một trở ngại lớn. Khi Lockheed và Boeing Co. thành lập liên doanh sản xuất tên lửa vào năm 2006 và để tiết kiệm chi phí, Lầu Năm Góc đã loại bỏ hoàn toàn các nhiệm vụ trước đây về việc sản xuất trong nước.

Tuy không lộ ra nhiều thông tin, đường dây sản xuất RD-180 vẫn được duy trì. George Torres, một quan chức kỳ cựu trong ngành công nghiệp này và là cây viết chuyên về vũ trụ cho biết: "Sự thành công tiếp nối của chương trình đã gây ra phản ứng mạnh mẽ" trong bối cảnh "nguồn tài trợ nghiên cứu và phát triển cho các động cơ vũ trụ ở Mỹ đã cạn kiệt".

Giao dịch tên lửa vượt rào “đứt đoạn” hợp tác

Dù vậy, các quan chức cấp cao của Lockheed Martin đã ngày càng lo ngại về sự bất đồng giữa các mối quan hệ hợp tác với việc công khai các nguồn tài chính đang gia tăng nhanh chóng- do liên quan đến các đối tác Nga của họ, Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời một nguồn tin thân cận với vấn đề trên cho biết.

Mệt mỏi vì xung đột liên quan tới các vấn đề kế toán tài chính và không thể theo dõi được doanh thu, hãng khổng lồ ngành hàng không vũ trụ Mỹ năm 2006 Lockheed đã rút khỏi liên doanh phóng vệ tinh với Nga.

Ban lãnh đạo Lockheed đã có hành động trên ngay khi nhận ra rằng công ty này phải đối mặt với khoản nợ khoảng 1 tỷ USD để hoàn thành các hợp đồng phóng vệ tinh, nguồn tin trên cho biết.

Tuy nhiên, các động cơ RD-180 vẫn tiếp tục được chuyển giao không hạn chế cho phía Mỹ trong một thập kỷ sau đó, cho đến khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 – dấu mốc đánh dấu quan hệ Nga – Mỹ và phương Tây rơi vào căng thẳng.

Số phận của động cơ này sau đó đã bùng nổ thành một vấn đề chính trị nóng bỏng. Thượng nghị sĩ Cộng hòa từ Arizona John McCain - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ thượng viện Mỹ, đã dẫn đầu “cuộc chiến” kéo dài nhằm cấm các động cơ RD-180 tham gia các sứ mệnh an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp Mỹ năm ngoái đã cho phép sử dụng chúng cho đến khi có các lựa chọn thay thế do nước này tự sản xuất. Tháng 6/2016, Thượng viện Hoa Kỳ đã đạt thỏa thuận về việc tiếp tục mua các động cơ tên lửa RD-180 của Nga, theo Sputnik. Giao dịch này sẽ kéo dài đến năm 2022 và số lượng là 18 động cơ tên lửa.

(Theo WSJ)

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/tien-de-hau-xo-viet-day-my-xich-lai-dong-co-ten-lua-nga-252645.html