Tiềm năng chưa được phát huy

Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua 40 năm hình thành và phát triển, nhưng trên thực tế những khách du lịch đầu tiên mới đến Việt Nam trong 20 năm gần đây, và ngành du lịch Việt Nam chỉ thật sự tăng trưởng trong 10 năm trở lại đây.

Núi Cấm - điểm đến hấp dẫn bậc nhất ở ĐBSCL nhìn từ trên cao.

Núi Cấm - điểm đến hấp dẫn bậc nhất ở ĐBSCL nhìn từ trên cao.

Xuất phát điểm thấp

Khoảng 20 năm trước, 1,5 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, nhưng không phải tất cả đều là khách du lịch. Bởi lẽ những người mua sắm qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc và các thương gia châu Á chỉ được xem là khách đến Việt Nam.

Những khách du lịch đầu tiên là những người thích phiêu lưu mạo hiểm, du lịch theo hình thức phượt, họ thường lưu trú trong những cơ sở giá rẻ với chất lượng dịch vụ dành cho khách nội địa. Lượng khách này tăng chậm và những địa điểm họ đặt chân đến đã trở thành những điểm đến được ưa thích.

Mục tiêu đến năm 2020 du lịch ĐBSCL đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong đó 3,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 25.000 tỷ đồng; đến năm 2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách, trong đó 6,5 triệu lượt khách quốc tế; doanh thu 111.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận lợi khi Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng). Bên cạnh đó, những điều kiện chính trị bất ổn của các nước xung quanh như Thái Lan, Lào, Campuchia ít nhiều cũng có tác động. Năm 2010, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam trong khoảng 4-5 triệu người. Con số này ít hơn nhiều so với lượng khách nội địa.

Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội từ lượng khách nước ngoài này, Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư phát triển các khu phố Tây tại TPHCM và Hà Nội, kéo theo sự phát triển của các khu vực lân cận nhờ vào hệ thống giao thông đường bộ và các sân bay dân dụng.

Theo tìm hiểu, khách phượt thường thích khám phá những điểm đến mới, nhiều địa điểm họ đặt chân đến đã trở thành những điểm đến được ưa thích. Nhưng cũng chính những khách phượt này là các tác nhân cho những hệ lụy ngày nay. Vào thời điểm đó, những điểm đến này thường có quy mô nhỏ, không sẵn sàng phục vụ du lịch đại chúng, điều này khiến những giá trị vốn có ban đầu dần biến mất. Vấn đề rác thải khi đó chưa được quan tâm do chưa nhiều.

Tuy nhiên, việc xây dựng và hình thành các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ngay trên các tuyến đường khiến việc mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng hết sức khó khăn. Không chỉ Bali hay Thái Lan đang đối mặt với những khó khăn thách thức, những điểm đến quan trọng của Việt Nam cũng đang gặp phải, ngay cả những điểm đến tương đối mới cũng đang gặp phải những khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Thiếu giải pháp thu hút khách trở lạiVấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi hầu hết đô thị ở Việt Nam đều phát triển, xây dựng nhà hai bên đường phố lớn. Đường phố chật hẹp với nhiều nhà xây dựng ngay bên đường khiến iệc mở rộng ngày càng khó khăn hơn và dường như việc mở rộng là bất khả thi. Thêm vào đó, việc sở hữu xe ô tô ngày càng tăng đang gây ra những vấn nạn kẹt xe, giao thông trì trệ, chưa kể đến những vấn đề về nơi ngừng đỗ xe.

Lượng khách du lịch tăng trưởng nhanh chóng trong 10 năm qua, tuy nhiên tập trung chủ yếu từ lượng khách Trung Quốc và Đài Loan. Lượng khách đến từ Mỹ, châu Âu, Australia, Nga… tăng trưởng chậm. Nguyên nhân do thu nhập tại các quốc gia Đông Nam Á, một bộ phận người dân có thu nhập khá thường đi du lịch trong và ngoài nước nhiều hơn. Xu hướng này không chỉ ở châu Á mà có thể thấy trên toàn thế giới.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), hơn 1,3 tỷ chuyến du lịch nước ngoài được thống kê trong năm 2017 (và 5 tỷ chuyến du lịch nội địa), theo đó người ta đi lại thường xuyên hơn, khoảng cách xa hơn và thời gian lưu trú ngắn lại.

Do vậy, Việt Nam có nên chọn lượng khách đến từ Trung Quốc và Đài Loan, là nhóm khách chỉ đến chủ yếu cho những mục đích tiêu khiển hơn là quan tâm đến các giá trị tự nhiên và văn hóa hay không? Hay nên tập trung phát triển riêng lẻ và luôn tìm kiếm những địa điểm hoang sơ mới? Và chúng ta có nên tiếp tục quảng bá tour du lịch xuyên Việt từ Bắc vào Nam, mà chỉ trong 2 tuần du khách có thể nhìn thấy tất cả hình ảnh của Việt Nam và sẽ không bao giờ trở lại? Đây là vấn đề ngành chức năng và các địa phương cần suy tính kỹ.

Những giải pháp không thể riêng lẻ và phải có sự khác biệt. Những đối thủ của Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… hiện nay là Bali và những bãi biển nổi tiếng ở Thái Lan. Đối với những khách du lịch đam mê những giá trị tự nhiên và văn hóa rất cần có những khu vực để họ lui tới và trải nghiệm.

Một trong những vấn đế quan trọng nhất của Việt Nam là tìm ra giải pháp để thu hút khách du lịch trở lại, vì lượng khách du lịch quay trở lại Việt Nam là rất hạn chế. Do đó, các địa phương cần nghiên cứu tạo những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn… để giữ chân khách lâu hơn, như vậy họ mới chi tiêu nhiều hơn và nguồn thu từ du lịch mới tăng cao.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12-2018 đạt 1.374.235 lượt, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2018, du khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15.497.791 lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017. Trong đó, du khách từ các nước châu Á 12.075.466 lượt; châu Mỹ 903.830 lượt; châu Âu 2.037.915 lượt; châu Úc 437.819 lượt khách; châu Phi 42.761 lượt khách. Du khách đến Việt Nam bằng đường hàng không 12.484.987 lượt; đường bộ 2.797.498 lượt và đường biển 215.306 lượt khách…

Số liệu của Tổng cục Du lịch

Ông Guillaume Van Grinsven, Chuyên gia cao cấp của Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hà Lan (PUM)

Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/chu-diem-su-kien/tiem-nang-chua-duoc-phat-huy-64960.html