Tiêm kích Typhoon của châu Âu có đủ sức đối đầu Su-27 Nga?

Nếu một cuộc không chiến xảy ra trên bầu trời châu Âu giữa Nga và NATO, rất có thể những chiếc máy bay chiến đấu dòng Su-27 Flanker của Nga sẽ 'chạm mặt' với những chiếc Eurofighter Typhoon.

Tờ báo Anh The Independent dẫn nguồn tin do người phát ngôn Không quân Ấn Độ tuyên bố rằng, trong cuộc tập trận chung ở Anh hồi cuối năm 2015, các phi công lái tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ đã thắng áp đảo các đồng nghiệp từ Không quân Hoàng gia Anh với tiêm kích Typhoon với tỷ số 12-0.

Tờ báo Anh The Independent dẫn nguồn tin do người phát ngôn Không quân Ấn Độ tuyên bố rằng, trong cuộc tập trận chung ở Anh hồi cuối năm 2015, các phi công lái tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ đã thắng áp đảo các đồng nghiệp từ Không quân Hoàng gia Anh với tiêm kích Typhoon với tỷ số 12-0.

Khả năng cơ động là ưu điểm chính của máy bay dòng Su-27/30/35 của Nga; đặc biệt là khả năng điều khiển tuyệt vời ở tốc độ thấp, nhờ vectơ lực kéo được kiểm soát, giúp dòng Su-27 vượt qua các điểm mạnh của Typhoon, như tốc độ quay góc cao và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn.

Nhưng dưới góc độ công nghệ, cả hai máy bay chiến đấu đều không có điểm đặc biệt. Cả tiêm kích Typhoon và Su-30/35 đều không sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), mà vẫn sử dụng radar cổ điển xung Doppler, hoặc radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA).

Nhưng nhờ có công nghệ điện tử phát triển, máy bay Typhoon có buồng lái tuyệt vời và phần mềm điều khiển bay tốt hơn nhiều so với dòng Su-27/30 và cả Su-35 mới nhất của Nga. Tuy nhiên khả năng kiểm soát bay của dòng Su-27 Flanker của Nga lại có nhiều ưu điểm hơn.

Cả hai dòng máy bay chiến đấu chủ lực của châu Âu và Nga đều trang bị những tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn, có tính năng chiến đấu rất mạnh. Nếu Typhoon có tên lửa không đối không tầm xa MBDA Meteor, thì Su-27/30/35 của Nga có tên lửa R-77.

Một số chuyên gia phương Tây tự tin rằng, Su-30/35 sẽ chiến thắng trước đối thủ Typhoon; đặc biệt là Su-35 được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động đa chế độ Irbis-E, có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 400 km; trong khi Typhoon chỉ có thể phát hiện mục tiêu tối đa 300 km.

Ngoài ra, Su-30/35 của Nga có tính năng cảnh báo tên lửa đang tiến công, giúp phi công tiết kiệm thời gian để tránh xa cuộc tấn công. Đồng thời số vũ khí nó mang theo cũng nhiều hơn (9 tấn) so với Typhoon (6 tấn).

Tuy nhiên trong một cuộc đối đầu thực sự, khi cả gia đình Su-27/30/35 chạm mặt Typhoon, khi cả hai loại đều có tính năng kỹ chiến thuật xấp xỉ bằng nhau, thì kỹ năng của phi công sẽ quyết định tất cả.

Về kinh nghiệm thực chiến, các loại máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30 hay Su-35 đều được Nga đưa đến chiến trường Syria để kiểm tra máy bay, vũ khí, trang thiết bị điện tử hàng không trong điều kiện chiến đấu thật.

Đặc biệt, các nhà phát triển thiết bị điện tử trang bị trên máy bay Nga, quan tâm đến việc nó sẽ hoạt động như thế nào, trong điều kiện không lưu đông đúc, bị số lượng lớn các radar của đối phương giám sát và hệ thống tác chiến điện tử hoạt động như thế nào trong điều kiện chiến trường thật.

Tại chiến trường Syria, những chiếc Su-27/30/35 của Nga vừa làm nhiệm vụ bay bảo vệ đội hình của các máy bay cường kích như Su-24 hoặc Su-25 hay các máy bay trực thăng vũ trang; ngoài ra còn trực tiếp tiến công các mục tiêu của quân khủng bố bằng vũ khí có điều khiển, hoặc vũ khí thông thường.

Trong gia đình Su-27 Flanker của Nga hiện nay, phiên bản hiện đại nhất là Su-35S thuộc thế hệ 4 ++, sử dụng nhiều công nghệ của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57. Radar mặc dù chưa phải là loại mảng pha quét điện tử chủ động, nhưng có thể theo dõi một lúc 30 mục tiêu trên không, 4 mục tiêu mặt đất và đồng thời tiến công 8 mục tiêu nguy hiểm nhất.

Su-35 được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GLONASS. Ở đầu mút cánh, có gắn các thùng chứa các trạm tác chiến điện tử Khibiny, có tác dụng bảo vệ máy bay khỏi tên lửa đối phương, cũng như chế áp điện tử. Khibiny đã chứng minh tính hiệu quả, khi vô hiệu hóa hệ thống điều khiển chiến đấu, của tàu khu trục Mỹ Donald Cook.

Còn Eurofighter Typhoon bay thử lần đầu tiên vào tháng 3/1994, bắt đầu đến tay khách hàng chỉ vào năm 2004. Trong suốt 10 năm thử nghiệm, chỉ có một vụ tai nạn xảy ra, nhưng đã làm phi công thiệt mạng. Nguyên nhân là do lỗi hệ thống ghế phóng, nhưng đã sớm được loại bỏ.

Đến nay, đã có hơn 400 chiếc Typhoon đã được chế tạo, phục vụ trong không quân của các quốc gia Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý và cả Áo. Ả Rập Saudi và Oman cũng đã mua 25 máy bay chiến đấu Typhoon.

Các quốc gia châu Âu sử dụng Eurofighter Typhoon chủ yếu để bảo vệ biên giới của họ, cũng như của Liên minh châu Âu và các quốc gia này chưa hề sử dụng trong chiến đấu. Trường hợp duy nhất là Ả Rập Saudi sử dụng Typhoon của họ để không kích tại chiến trường Yemen. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của tiêm kích Typhoon - một trong những loại chiến đấu cơ nguy hiểm nhất trong tay NATO hiện nay. Nguồn: QPVN.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-typhoon-cua-chau-au-co-du-suc-doi-dau-su-27-nga-1530780.html