Tiêm kích Trung Quốc vượt qua Nga, trở thành 'cái gai' của Mỹ

Với sự 'giúp sức' của Nga, các tiêm kích của Trung Quốc đã trở thành mối đe dọa số một đối với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới.

Theo tin từ trang web Eurasia Times của Ấn Độ, kể từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ lực lượng không quân ngày càng lớn mạnh của Liên Xô/Nga; nhất là trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân Liên Xô luôn là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ.

Theo tin từ trang web Eurasia Times của Ấn Độ, kể từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ lực lượng không quân ngày càng lớn mạnh của Liên Xô/Nga; nhất là trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân Liên Xô luôn là mối đe dọa lớn nhất của Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sớm thay thế Nga ở vị trí này. Nếu các công nghệ quân sự của Không quân Trung Quốc và Nga được kết hợp một lần nữa, nó có thể gây ra mối đe dọa lớn hơn cho NATO do Mỹ dẫn đầu. Nguồn: Sina

Một nghiên cứu của một tổ chức tư vấn về an ninh và quốc phòng của Anh có tên là Royal United Services Institute (RUSI), cho thấy mối đe dọa trên không lớn nhất mà phương Tây phải đối mặt đã thay đổi lần đầu tiên kể từ năm 1945. Ảnh: Tiêm kích J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Theo báo cáo, trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển về kinh tế, Trung Quốc đã đầu tư phát triển nhiều máy bay chiến đấu hiện đại, được trang bị những cảm biến và vũ khí tiên tiến được sản xuất trong nước, vượt qua Nga về quy mô. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc ngày càng có lợi thế rõ ràng hơn so với các sản phẩm tương tự của Nga trong sản xuất khung máy bay và hệ thống vũ khí trên không. Có thể nói, tốc độ sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc khiến các quốc gia phương Tây thực sự "quan ngại". Ảnh: Máy bay chiến đấu J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Thậm chí những nước không thể mua máy bay chiến đấu của phương Tây do các vấn đề chính trị hoặc tài chính, sẽ ngày càng tìm cách mua thiết bị từ Trung Quốc thay vì Nga; nhất là các quốc gia đã và đang khai thác những máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Máy bay chiến đấu JF-17 của Trung Quốc liên doanh với Pakistan - Nguồn: Sina

Các chuyên gia chỉ ra rằng, Trung Quốc luôn là quốc gia "sao chép" máy bay chiến đấu và vũ khí của Nga (mặc dù không được Nga đồng ý); hiện nay chỉ có công nghệ động cơ máy bay là Trung Quốc chưa "chép" được; còn các vũ khí và thiết bị đi kèm,Trung Quốc đã "cơ bản nhái được". Ảnh: J-11 của Trung Quốc, bản sao của máy bay Su-27SK của Nga - Nguồn: Sina

Vẫn theo báo cáo của RUSI, kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào những năm 1990, Nga đã bán máy bay chiến đấu Su-27SK, Su-30MKK, Su-35 cùng hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400 cho Trung Quốc. Nguồn: Sina

Sau đó, Trung Quốc sử dụng những mẫu máy bay và tên lửa trên "làm mẫu" để phát triển các máy bay chiến đấu J-11, J-15 và J-16, sử dụng S-300 làm khuôn mẫu để phát triển hệ thống tên lửa đất đối không Hồng Kỳ 9 của Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của Nga. Ảnh: Chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Chuyên gia hàng không Justin Blanc cho rằng, Nga và Trung Quốc hiện đang dựa vào dòng máy bay chiến đấu Su-27/30 "Flanker" và các phiên bản nâng cấp. Trong khi theo đuổi sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình, Nga/Trung Quốc cũng không ngừng nâng cao khả năng chiến đấu, của các loại máy bay này. Ảnh: Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Tuy nhiên, trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật phát triển máy bay chiến đấu, Trung Quốc rõ ràng vẫn đi sau Nga. Mặc dù trên một số lĩnh vực như radar mảng pha quét điện tử chủ động, liên kết dữ liệu, và sử dụng vật liệu composite, Trung Quốc hiện có ưu thế hơn Nga. Ảnh: Máy bay J-11B của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Theo kế hoạch xây dựng "quân đội đẳng cấp thế giới" của Quân đội Trung Quốc vào năm 2049, chi tiêu quân sự của Trung Quốc gấp khoảng 4 lần so với Nga. Điều này mang lại lợi thế cho ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc so với Nga. Ảnh: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Tuy nhiên chuyên gia Sebastian Roblin cũng chỉ ra rằng, quân đội Trung Quốc không có lợi thế hơn quân đội Nga, bởi các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga đã có kinh nghiệm chiến đấu ở Syria. Đối với máy bay ném bom và đánh chặn như Tu-160, Tu-22M và MiG-31 của Nga, Trung Quốc vẫn chưa có sản phẩm nào tương tự. Ảnh: Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Do đó chuyên gia Roblin kết luận rằng, nếu các công nghệ quân sự của Trung Quốc và Nga được kết hợp với nhau, nó có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho NATO cũng như đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc - Nguồn: Sina

Không quân Trung Quốc quảng cáo sức mạnh "số một" của mực lượng này.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-trung-quoc-vuot-qua-nga-tro-thanh-cai-gai-cua-my-1478722.html