Tiêm kích tàng hình Su-57 thất thế, Nga đã có 'quái thú' Su-35S

Cơ động cao, kho vũ khí khủng khiếp, hệ thống điện tử tối tân, tiêm kích Su-35 được coi là con quái thú trên bầu trời, đủ sức đương đầu với tiêm kích thế hệ thứ 5 của đối thủ.

Su-57 mới là tiêm kích thế hệ thứ 5 hiện đại nhất và mới nhất của Nga. Loại tiêm kích này được phát triển để đối trọng với những tiêm kích tàng hình của đối thủ.

Loại vũ khí này được phát triển bởi hãng máy bay nổi tiếng Sukhoi vào năm 2009.

Nga dự định chế tạo Su-57 để trở thành đối trọng với những máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của đối thủ như F-22, F-35 và J-20.

Tuy nhiên những khó khăn trong việc chế tạo động cơ đủ mạnh cho tiêm kích thế hệ thứ 5 khiến loại máy bay này liên tục bị lỗi hẹn đi vào biên chế.

Ấn Độ, nước đang góp tiền để Nga phát triển máy bay thế hệ thứ 5 đang đe dọa rút khỏi hợp đồng này khiến Su-57 cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Mặt khác Nga đang chịu lệnh cấm vận từ phương Tây cộng với việc duy trì cuộc chiến tại Syria đang khiến nền kinh tế ảnh hưởng, ngân sách quốc phòng dành cho phát triển vũ khí bị cắt giảm khiến dự án Su-57 có nguy cơ bị lùi vô thời hạn.

Tuy vậy Nga không quá lo lắng bởi họ đã có trong tay một bảo vật khác chính là tiêm kích siêu cơ động Su-35S.

Su-35S chính là phiên bản hiện đại hóa từ tiêm kích nổi tiếng Su-35 vốn được phát triển từ cuối thập niên 1980.

Nga bắt đầu sản xuất Su-35S vào năm 2008 với nhiều cải tiến mạnh mẽ cả về động cơ lẫn hệ thống điện tử và vũ khí.

Su-35S là dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4++ được đánh giá là một trong những máy bay mạnh nhất hiện nay, sự mạnh mẽ đến từ hệ thống điện tử, khả năng trang bị vũ khí đa dạng cùng tính năng cơ động mạnh mẽ.

Thiết kế mới có một khung máy bay gia cố nhằm tăng tuổi thọ và sửa đổi phần mũi để chứa được một radar mảng pha bán chủ động cực mạnh.

Su-35S mới bỏ đi cánh mũi và cánh tà hãm tốc độ từ thiết kế ban đầu của Su-35 để hạn chế độ phản hồi radar.

Tuy vậy nhưng nhờ trang bị động cơ mới nên dù bỏ đi cánh mũi Su-35S vẫn giữ được sự cơ động vốn có.

Su-35 được trang bị 2 động cơ Lyulka AL-35F điều chỉnh hướng phụt 3D, có lực đẩy thường 74.5 kN và khi đốt nhiên liệu phụ trội lực đẩy tăng lên 142 kN mỗi chiếc.

Cận cảnh hai ống xả động cơ với thiết kế hướng phụt 3D giúp cho Su-35S đứng đầu trong những máy bay có độ cơ động tốt nhất thế giới.

Su-35 có tốc độ tối đa 2.390km/h, tầm bay lên tới 3.900km.

Su-35 có trần hoạt động cao tới 18.000 m.

Su-35S là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ leo cao nhất thế giới với vận tốc 280 m/s.

Về kích thước Su-35S dài 21,9m, cao 5,9m, sải cánh 15,3m.

Su-35S có trọng lượng rỗng 17,5 tấn, tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn.

Su-35S có 12 điểm treo với tổng trọng lượng vũ khí đem theo lên tới 8 tấn.

Ngoài một pháo 30mm GSh-30 với 150 viên đạn gắn ở mũi, Su-35S còn có thể mang hầu hết các loại vũ khí dành cho chiến đấu cơ của Nga.

Để đối không, Su-35S được trang bị những loại tên lửa AA-12 Adder (R-77), AA-11 Archer (R-73), AA-10 Alamo (R-27) và tên lửa tầm bắn siêu xa P-37M (R-37M).

Để làm nhiệm vụ cường kích, Su-35S được trang bị những loại tên lửa như: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML), AS-14 Kedge (Kh-29), AS-15 Kent (Kh-55), AS-13 Kingbolt (Kh-59).

Cận cảnh kho tên lửa của tiêm kích Su-35S.

Su-35S có thể mang theo các loại bom: KAB-500, LKAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TVFAB-100/250/500/750/1000...

Chiến đấu cơ này cũng được trang bị các ống phóng rocket S-5, S-8 để tấn công đối phương.

Một chiếc Su-35S đang phóng rocket S-5 trong một cuộc tập trận.

Về hệ thống radar điều khiển hỏa lực, Su-35 sử dụng radar mảng pha thụ động IRBIS-E (PESA), cự ly phát hiện máy bay thông thường lên tới 350km, tàu chiến cỡ lớn là 400km.

Đặc biệt nó có khả năng phát hiện các loại máy bay tàng hình có bề mặt tán xạ radar dưới 3m ở khoảng cách xa 100 - 150 km.

Cận cảnh buồng lái hiện đại của tiêm kích Su-35S.

Radar IRBIS-E (PESA) là công nghệ đỉnh cao trên thế giới khi có thể cùng lúc bắt chết 30 mục tiêu và đồng loạt phóng 8 quả tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, để tấn công 8 mục tiêu khác nhau.

Ngoài ra phía đuôi Su-35S cũng được lắp một radar nhỏ vị trí giữa hai động cơ cho phép phát hiện các mục tiêu từ phía sau.

Một số chuyên gia Nga thậm chí khẳng định Su-35S thực ra là chiến đấu cơ được được xếp vào thế hệ thứ 5.

Theo Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, thực chất Su-35 là dòng tiêm kích thế hệ 5 bấy lâu nay được biết đến dưới mác thế hệ 4++.

"Su-35 là thế hệ thứ 5, nhưng nó rẻ hơn nhiều so với bất kỳ máy bay thế hệ thứ năm nào, và sự khác biệt của nó chỉ là một: vũ khí là trên một hệ thống treo bên ngoài, chứ không phải bên trong..."

"Trên thực tế, nó là một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5- xét về hệ thống radar, với khả năng có thể bám sát một số mục tiêu cùng một lúc và tiêu diệt chúng. Su-35 có khả năng vô hình đối với kẻ thù và nhìn thấy kẻ thù cùng một lúc kết hợp với hệ thống động cơ tuyệt vời", Phó thủ tướng Nga cho biết.

"Tôi chắc chắn rằng máy bay này có một tương lai tuyệt vời", ông Rogozin kết luận.

Để làm được nhiệm vụ như Phó thủ tướng Dmitry Rogozin tuyên bố, Su-35 được trang bị động cơ với vector lực đẩy điều khiển. Máy bay sử dụng công nghệ của thế hệ thứ năm, cung cấp một số ưu thế tốt hơn các máy bay chiến đấu cùng lớp tương đương do nước ngoài sản xuất.

Về tính năng bay, thiết kế tối ưu, tốc độ và sự cơ động cùng khả năng điều khiển bay giúp nó có thể đánh bại tất cả các dòng chiến đấu cơ phương Tây. Những gì Su-35 có thể làm được trên bầu trời có thể trái với tất cả các định luật vật lý, khiến có chuyên gia Trung Quốc phải so sánh nó với UFO!

Chiếc máy bay Nga được thiết kế để nó sở hữu những tính năng bay có một không hai. Chẳng hạn, chỉ riêng Su-35 có thể thực hiện động tác "xoắn ốc trên mặt phẳng", mà cho đến nay đối với đa số các máy bay khác vẫn coi là chế độ cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra, Su-35 còn được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bởi hệ thống tác chiến điện tử Khibiny có khả năng gây nhiễu tuyệt vời, làm mù radar chủ động của đối thủ ngay cả trong điều kiện đối phương cũng sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử cường độ cao.

Su-35 có hệ thống tìm kiếm-theo dõi hồng ngoại, cho phép xác định vị trí của máy bay đối phương trong vòng 50 km. Chính chỉ số này là bán kính tiềm năng phát hiện máy bay trang bị công nghệ tàng hình.

Su-35 đồng thời cũng có thể mang tên lửa tầm siêu xa P-37M (R-37M), với tầm phóng lên tới 300-400 km.

Với 4 loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung, tầm xa và siêu xa, khả năng không chiến của Su-35 vượt trội so với F-15 và đủ sức đánh bại cả F-22, F-35 và J-20.

Su-35S đã có màn thực chiến đầu tiên tại chiến trường Syria và nhận được sự đánh giá ấn tượng từ giới chuyên gia trên thế giới.

Bộ ba máy bay mạnh nhất của Nga từng được triển khai tại Syria bao gồm Su-35S, Su-57 và Su-34.

Ngoài Nga, Trung Quốc, Indonesia cùng một số quốc gia khác đã đặt mua loại chiến đấu cơ tối tân này. Tính năng chiến đấu cao, màn thực chiến ấn tượng, Su-35S hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí tiêm kích trụ cột của Nga trong trường hợp Su-57 đổ bể.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-tiem-kich-tang-hinh-su57-that-the-nga-da-co-quai-thu-su35s/765991.antd