Tiêm kích tàng hình J-20 bị Su-30MKI Ấn Độ 'tóm sống'

Sự kiện vừa diễn ra một lần nữa cho thấy năng lực của chiếc tiêm kích thế hệ 5 Chengdu J-20 của Trung Quốc là không hề tiên tiến như quảng cáo.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã theo dõi chiếc tiêm kích Trung Quốc Chengdu J-20 khi nó bay qua Tây Tạng, theo cổng thông tin Ấn Độ Defense Research Wing.

Theo tờ báo trên, sự kiện này xảy ra vào tháng Một năm nay, khi máy bay chiến đấu Trung Quốc tập luyện không chiến gần biên giới Ấn Độ.

Các phi công Ấn Độ đã theo dõi cuộc diễn tập từ không phận của mình, họ nói rằng radar Su-30MKI có thể phát hiện ra máy bay "tàng hình".

"Máy bay mới của Trung Quốc không "tàng hình", do đó Không quân Ấn Độ có thể đối phó trước những thách thức.

Radar của Su-30MKI đã có thể nhìn thấy chúng, vì vậy sự xuất hiện của J-20 sẽ không ảnh hưởng đến cán cân quyền lực trong khu vực", cổng thông tin cho biết với tham khảo từ đại diện của Không quân Ấn Độ.

Tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Không quân Trung Quốc

Tuyên bố mới nhất của Không quân Ấn Độ đã gây ra một cú sốc lớn đối với giới quân sự Trung Quốc khi chiếc tiêm kích tàng hình mang rất nhiều kỳ vọng của họ bị phát hiện một cách dễ dàng chưa phải bằng radar hiện đại nhất.

Radar mảng pha quét thụ động N011M BARS trang bị cho Su-30MKI có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 400 km nhưng phải có diện tích phản xạ hàng chục m2 và bay ở độ cao 20.000 m.

N011M BARS tuy có tầm quét ngang ngửa N035 Irbis trang bị cho Su-35S nhưng độ nhạy của nó kém hơn nhiều, đặc biệt còn chênh lệch nữa nếu đặt cạnh các loại radar mảng pha quét chủ động tối tân nhất hiện nay.

Tiêm kích thế hệ 4 Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Việc bị một chiếc tiêm kích thế hệ 4+ như Su-30MKI phát hiện và theo dõi từ xa cũng đồng nghĩa rằng Chengdu J-20 chẳng thể tàng hình như những gì Trung Quốc tuyên bố nếu phải đối đầu với Su-35, F-35 hay F-22.

Tuy rằng tuyên bố đã vượt mặt Nga trong cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 5 bằng việc đưa J-20 vào chế độ trực chiến nhưng có thể nhận thấy giữa phát ngôn và thực tế có khoảng cách vô cùng lớn lao.

Sự kiện chiếc J-20 bị radar của Su-30MKI "vạch mặt" có thể khiến Trung Quốc chưa thể sản xuất hàng loạt tiêm kích J-20, có lẽ trong tương lai sẽ vẫn sẽ phải tiếp tục nhập khẩu Su-35SK hay thậm chí đề nghị được mua Su-57 để tăng cường sức mạnh không quân.

Chí Linh

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tiem-kich-tang-hinh-j-20-bi-su-30mki-an-do-tom-song-3358483/