Tiêm kích sát thủ MiG-31 của Nga: Cơn ác mộng với vệ tinh Mỹ

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga với tên lửa màu đen bí ẩn có thể trở thành 'cơn ác mộng' đối với vệ tinh Mỹ, các chuyên gia đánh giá.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga với tên lửa màu đen bí ẩn có thể trở thành “cơn ác mộng” đối với vệ tinh Mỹ, các chuyên gia đánh giá.

MiG-31 của Nga có thể được trang bị tên lửa chống vệ tinh. Ảnh: Getty

MiG-31 của Nga có thể được trang bị tên lửa chống vệ tinh. Ảnh: Getty

Tiêm kích đánh chặn MiG-31 “Foxhound” (chó săn chồn) được phát hiện hồi tháng 9 vừa qua tại trung tâm nghiên cứu hàng không Zhukovsky ở phía Đông Nam thủ đô Moscow của Nga, mang theo tên lửa khổng lồ có khả năng được sử dụng làm vũ khí chống vệ tinh. Trước đây, tên lửa này chưa từng xuất hiện trên những chiếc máy bay MiG-31.

Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng lên kế hoạch phát triển tên lửa chống vệ tinh phóng từ MiG-31. Chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh được phê duyệt vào năm 1984. Thành phần hệ thống gồm: Trạm vô tuyến-quang học mặt đất phức tạp 45ZH6, tên lửa đánh chặn 79M6 và MiG31D được sử dụng làm phương tiện mang phóng. Tuy nhiên, dự án bị đình chỉ khi Liên Xô tan rã.

Có thể Nga đang hồi sinh lại dự án tên lửa chống vệ tinh phát triển dang dở dưới thời Liên Xô. Trước đó, năm 2001, tập đoàn Mikoyan đã giới thiệu phiên bản nâng cấp MiG-31S (chữ S có nghĩa là không gian theo tiếng Nga).

Không quân Mỹ cũng từng thử nghiệm một vũ khí tương tự tên là ASM-135 ASAT (Vũ khí chống vệ tinh) vào năm 1985. Phóng từ một chiếc F-15 Eagle đã sửa đổi, ASAT được thiết kế để tiêu diệt vệ tinh của đối phương bằng cách va chạm với chúng ở tốc độ gần 8km mỗi giây. Tuy nhiên, cho đến nay, ASAT vẫn chưa được đưa vào hoạt động.

Hệ thống vũ khí mới có thể có ích cho quân đội Nga trong một viễn cảnh thời chiến. Trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các cường quốc, liên lạc quân sự và vệ tinh điều hướng đều trở thành mục tiêu chính, và Nga sẽ cần khả năng bắn hạ các vệ tinh của đối phương, hạn chế tổn thất của chính mình. Một hệ thống có khả năng xử lý 2 nhiệm vụ là lựa chọn kinh tế nhất.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Popular Mechanics)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/tiem-kich-sat-thu-mig-31-cua-nga-con-ac-mong-voi-ve-tinh-my-a246357.html