Tiêm kích Rafale chưa đủ sức giúp Ấn Độ lấn lướt Pakistan và Trung Quốc

Sau nhiều cuộc đụng độ biên giới với Pakistan vào năm 2019 và Trung Quốc gần đây tại thung lũng Galwan, nhiều chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ đã đề cập tới Rafale như một nhân tố đảm bảo kết quả có lợi cho Ấn Độ trong các cuộc xung đột tương lai.

Hiện nay máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI đang là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ; tuy nhiên phía Trung Quốc cũng đang sở hữu các loại máy bay chiến đấu tiên tiến do Nga sản xuất như Su-30MK, Su-35S; những loại máy bay này có cấu hình gần như tương đương với Su-30MKI của Ấn Độ.

Hiện nay máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI đang là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ; tuy nhiên phía Trung Quốc cũng đang sở hữu các loại máy bay chiến đấu tiên tiến do Nga sản xuất như Su-30MK, Su-35S; những loại máy bay này có cấu hình gần như tương đương với Su-30MKI của Ấn Độ.

Nếu một cuộc chiến xảy ra giữa hai nước, chưa cần Trung Quốc sử dụng loại tiêm kích thế hệ 5 của họ là J-20, thì Không quân Ấn Độ vẫn lép vế trước Không quân Trung Quốc; vì vậy loại máy bay chiến đấu đa nhiệm Rafale của Pháp, được cho là sẽ đem lại sự khác biệt cho Không quân Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích tàng hình J-20.

Đến năm 2025, 36 máy bay chiến đấu Rafale với vũ khí kèm theo, sẽ có mặt đầy đủ trong biên chế Không quân Ấn Độ. Người Ấn Độ tin rằng, sự xuất hiện của những máy bay chiến đấu này với các vũ khí hủy diệt, sẽ giúp chống lại Không quân Trung Quốc một cách hiệu quả.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, nếu giả sử cuộc xung đột leo thang từ gậy đá, thành một cuộc đối đầu quân sự thực sự, bao gồm cả một cuộc đối đầu trên không, thì các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp thuộc thế hệ 4++, cũng không thể giúp Ấn Độ giành ưu thế trước không quân Trung Quốc.

Một trong những lý do quan trọng, đó là giá mua máy bay Rafale của Ấn Độ, thuộc giá "cắt cổ". Theo đánh giá của Tạp chí quân sự Military Review, mỗi chiếc Rafale tiêu tốn của ngân sách Ấn Độ hơn 200 triệu USD.

Với giá như vậy, một chiếc Rafale đắt gấp hai lần rưỡi so với máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm mới nhất của Mỹ và cao hơn khoảng ba lần so với số tiền mà Trung Quốc mua chiến đấu cơ tàng hình J-20 cho không quân của họ. Ảnh: Tiêm kích Rafale trong lễ bàn giao cho Ấn Độ hôm 8/10/2019 - Nguồn: Dassault Aviation.

Nói cách khác, với số tiền Ấn Độ mua 36 chiếc Rafale, thì Trung Quốc có thể trang bị 108 chiếc máy bay tàng hình J-20; chưa cần tính đến sự khác biệt về năng lực, đã mang lại lợi thế cho Trung Quốc, do hai mẫu máy bay này hoàn toàn khác biệt về thế hệ; với số lượng J-20 gấp ba, Trung Quốc có thể đè bẹp số Rafale của Ấn Độ. Ảnh: Tiêm kích Rafale trong lễ bàn giao hôm 8/10/2019 - Nguồn: Dassault Aviation.

Một loại máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc, không thể bỏ qua khi so sánh với Rafale đó là J-16; đây là phiên bản được "nâng cấp toàn diện" từ J-11B (bản sao của Su-27) và chỉ có giá bằng 1/5 chiếc Rafale mà Ấn Độ nhập khẩu. Nếu chúng ta so sánh các đặc điểm của J-16 với các đặc tính của Rafale, thì máy bay được sản xuất tại Pháp cũng không được đánh giá là một lợi thế. Ảnh: J-16 Trung Quốc - Nguồn: SCMP.

Máy bay Rafale có tốc độ tối đa Mach 1.8, thì J-16 có thể di chuyển nhanh hơn 40%, với tốc độ trên Mach 2.2. Rafale có trần bay khoảng 15 km, điều đó mang lại cho J-16 lợi thế đáng kể khi nó có thể hoạt động ở độ cao 20km. Động cơ M88 của Rafale có lực đẩy chỉ 75kN, trong khi động cơ WS-10B của Trung Quốc có lực đẩy tới 145-150kN. Ảnh: J-16 Trung Quốc - Nguồn: SCMP.

Bên cạnh đó, Rafale còn có phạm vi hoạt động rất hạn chế, khi mang đầy đủ vũ khí. Mặc dù các biến thể mới nhất của Rafale tích hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), nhưng những radar này có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với loại trang bị trên J-16 nên làm hạn chế đáng kể khả năng nhận thức tình huống của phi công. Ảnh: Tiêm kích Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.

. Mặc dù cả hai loại máy bay đều triển khai tên lửa không đối không với tầm bắn ngang ngửa (tên lửa Meteor của Rafale và PL-15 của J-16), nhưng tên lửa Trung Quốc được dẫn đường bằng radar AESA, thay vì radar thụ động; khiến nó khó bị gây nhiễu hơn và có độ đáng tin cậy cao hơn. Ảnh: J-16 Trung Quốc trang bị tên lửa PL-15- Nguồn: SCMP.

Lợi thế đáng chú ý nhất của Rafale là nó có lượng tiêu thụ nhiên liệu thấp và tiết diện phản xạ radar nhỏ hơn nhiều so với đối thủ. Song, J-16 đã bù đắp lại khiếm khuyết này bằng lớp phủ hấp thụ sóng radar tiên tiến – đây là điều mà Rafale không có. Ảnh: Tiêm kích Rafale - Nguồn: Dassault Aviation.

Điều này cho thấy, nếu cuộc chiến xảy ra, Ấn Độ đưa tất cả số Rafale mà họ có vào tham chiến, thì sự vượt trội về số lượng và chất lượng vẫn đứng về phía Trung Quốc. Ảnh: Rafale (lớn) và J-20.

Giải pháp khả thi đó là Ấn Độ có thể lựa chọn loại máy bay chiến đấu tiên tiến như MiG-35 hoặc Su-57 của Nga, chúng có giá chỉ bằng một phần nhỏ so với Rafale nhưng lại mạnh hơn nhiều. Ảnh: Su-57 của Nga (Ảnh Wikipedia).

Bên cạnh đó, New Delhi có thể tiếp tục nâng cấp số Su-30MKI hiện tại với radar AESA, động cơ AL-41 và các hệ thống tác chiến điện tử mới. Như vậy mới có khả năng chiếm ưu thế trước không quân Trung Quốc. Ảnh: Su-30MKI của Ấn Độ - Nguồn: Pinterest.

Video Máy bay tiêm kích Rafale - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-rafale-chua-du-suc-giup-an-do-lan-luot-pakistan-va-trung-quoc-1402035.html