Tiêm kích Rafale Ấn Độ có vượt qua sức mạnh của J-16 Trung Quốc?

Trong thời gian vừa qua, các chuyên gia quân sự của Trung Quốc đã thảo luận sôi nổi về việc tiêm kích Rafale của Ấn Độ, liệu có vượt qua sức mạnh vượt qua J-16 của Trung Quốc trong một cuộc không chiến trong tương lai?

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, nếu chỉ so sánh với J-10C thì Rafale có thể vẫn có một số ưu điểm, nhưng nếu so với J-16 thì tiêm kích Rafale chưa chắc hơn tính năng, vì cả Rafale và J-16 đều là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4+ và có thiết kế hai động cơ.

Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, nếu chỉ so sánh với J-10C thì Rafale có thể vẫn có một số ưu điểm, nhưng nếu so với J-16 thì tiêm kích Rafale chưa chắc hơn tính năng, vì cả Rafale và J-16 đều là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4+ và có thiết kế hai động cơ.

J-16 là một máy bay hạng nặng, nhưng chiến đấu cơ Rafale chỉ có thể coi là máy bay hạng trung; nên cấu hình vũ khí và khả năng mang tải bên trong không thể so sánh được. Từ quan điểm của tiến bộ công nghệ, J-16 được hưởng lợi từ sự phát triển nhảy vọt của ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc, trong những năm gần đây.

Nếu so về khả năng không chiến tầm gần, máy bay chiến đấu có gốc dòng Su-27 luôn khiến đối phương run sợ; còn không chiến ngoài tầm nhìn, J-16 được trang bị radar mảng pha chủ động mới nhất, do Trung Quốc phát triển, phạm vi phát hiện mục tiêu trên không hơn 250 km; hiệu suất không hề tệ.

Còn máy bay chiến đấu Rafale sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động RBE-2, nhưng do mũi Rafale khá nhọn, nên đường kính của radar chỉ khoảng 480 mm. Như vậy sẽ có ít module thu phát hơn, nên phạm vi phát hiện trên không tối đa của RBE-2 chỉ là 148 km, các mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu thậm chí còn dưới 100 km; hiệu suất này kém xa J-16?

Ngoài radar, hệ thống phát hiện hồng ngoại quang học (IRST) của Rafale là Thales/Sagem ở mặt trước của máy bay, có thể phát hiện mục tiêu cách xa đến 130 km. Đây là khoảng cách phát hiện là tương đối tiên tiến. Tiêm kích J-16 cũng được lắp đặt một thiết bị tìm kiếm quang điện IRST trên mũi và hiệu suất của nó không kém so với Rafale.

Về vũ khí, loại vũ khí không đối không nội địa duy nhất mà Rafale có thể lựa chọn là tên lửa không đối không tầm trung Mika. Mika sử dụng thiết kế mô-đun, dùng đầu dò hồng ngoại và radar, có thể tiến công mục tiêu tầm gần và tầm trung.

Tuy nhiên, trọng lượng của tên lửa Mika chỉ 112 kg, không chỉ lực đẩy của động cơ thấp, mà nhiên liệu cũng thấp, dẫn đến tầm bắn của tên lửa Mika chỉ là 50 km, và nó thậm chí không thể bắt kịp loại tên lửa tầm trung R77 của Liên Xô.

Cũng theo luồng phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc, vì tên lửa Mika quá tệ, nên Pháp đã phải chọn tên lửa không đối không tầm trung Meteor do châu Âu và Mỹ hợp tác phát triển, tên lửa này sử dụng động cơ xung kép, có tầm bắn tăng lên 150 km; đầu dò tên lửa sử dụng radar xung Doppler.

Với việc sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu, mang lại cho tên lửa Meteor khả năng tấn công góc lệch trục lớn và khả năng chống nhiễu mạnh. Tuy nhiên, phạm vi phát hiện radar của Rafale đối với mục tiêu của máy bay chiến đấu là dưới 100 km, do vậy không thể phát huy hết công năng của loại tên lửa Meteor.

So với vũ khí "hạn chế" của Rafale, vũ khí của J-16 phong phú hơn nhiều. Tên lửa tầm trung PL-10E có tầm bắn tối đa 60 km, tải trọng tối đa 60G và khả năng xoay góc lệch trục 90°, "đè bẹp" tên lửa Mika về mọi mặt. Ngoài ra J-16 có thể sử dụng tên lửa tầm gần PL-8 và tên lửa chống bức xạ LD10.

Về vũ khí ngoài tầm nhìn, J-16 trang bị tên lửa không đối không tầm cực xa PL-15, sử dụng động cơ xung kép và có tầm bắn tối đa 200 km; PL-15 được trang bị hệ thống liên kết dữ liệu hai chiều và radar tìm kiếm chủ động tầm xa, có khả năng theo dõi đường tấn công và dò đường tấn công sau khi phóng, "hơn hẳn" tính năng của tên lửa Meteor trên Rafale.

Khách quan đánh giá, Rafale và J-16 đều là máy bay chiến đấu đa năng, sức mạnh và khả năng của chúng phải gắn với việc chúng có thể thể mang theo được bao nhiêu vũ khí và có thể thực hiện các nhiệm vụ đa dạng hay không? Điều quan trọng nhất là đã được kiểm nghiệm qua khả năng thực chiến hay chưa, có phù hợp với điều kiện chiến đấu thực tế hay không?

Chiến đấu cơ Rafale giống như một "ngựa thồ" vũ khí trên không, nó có tổng cộng 14 điểm treo và có thể mang tới 9 vũ khí các loại, từ bom dẫn đường bằng laser A2SM, tên lửa chống hạm ANF, tên lửa hành trình Scap.

Khi cần thiết, Rafale thậm chí có thể được trang bị tên lửa hành trình tầm xa ASMP-A, mang đầu đạn hạt nhân để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật. Sức mạnh tổng thể rõ ràng là không hề kém bất cứ loại tiêm kích nào.

Về khả năng thực chiến, Rafale đã tham gia các chiến dịch tiến công vào Lybia năm 2011, chiến dịch chống khủng bố tại Iraq và Syria năm 2015 và được khẳng định, Rafale là loại chiến đấu cơ hiệu quả; bên cạnh đó Pháp là quốc gia có nền công nghệp quốc phòng phát triển, có kinh nghiệm trong phát triển các loại máy bay.

Còn J-16 của Trung Quốc là phiên bản "nhái" từ Su-27 của Liên Xô, mặc dù có những cải tiến, nâng cấp, nhưng về bản chất Trung Quốc không hề có công nghệ "cốt lõi", mà chỉ là "bắt chước, làm theo"; chưa kể J-16 chưa hề được thử sức ở chiến trường nào. Cùng với đó là chất lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc rất kém, ngay Không quân Trung Quốc cũng từ chối không sử dụng chiến đấu cơ do chính nước họ sản xuất. Nguồn ảnh: BMDP.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-rafale-an-do-co-vuot-qua-suc-manh-cua-j-16-trung-quoc-1493562.html