Tiêm kích MiG-21 làm thất bại âm mưu khủng khiếp của CIA thế nào?

Sau pha đánh chặn cảm tử bằng tiêm kích MiG-21 của Không quân Liên Xô, CIA mới bắt đầu giảm dần cường độ do thám không phận Liên Xô bằng các máy bay RF-4C theo kế hoạch 'Gen Tối'.

Giai đoạn những năm 1960-1970, nhằm phục vụ thu thập thông tin quân sự bí mật của Liên Xô, Cục tình báo TW Mỹ (CIA) đã triển khai Đề án Dark Gene (tạm dịch là "Gen Tối"). Nguồn ảnh: Longest.

Giai đoạn những năm 1960-1970, nhằm phục vụ thu thập thông tin quân sự bí mật của Liên Xô, Cục tình báo TW Mỹ (CIA) đã triển khai Đề án Dark Gene (tạm dịch là "Gen Tối"). Nguồn ảnh: Longest.

Nhiệm vụ đầu tiên của Đề án Dark Gene bắt đầu từ thập niên 60. Khi đó, các chiến đấu cơ được cải biên để phục vụ tuyệt đối cho nhiệm vụ do thám cất cánh từ sân bay đặt trong lãnh thổ Iran. Các chiến đấu cơ Mỹ sẽ chọc sâu vào không phận Liên Xô để thử khả năng phòng không cũng như năng lực đánh chặn của bộ đội Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo các tài liệu được Mỹ giải mã, bước đầu đã cho thấy việc Mỹ đối đầu trực tiếp với Không quân Liên Xô là không tưởng. CIA nhận định, Không quân Mỹ sẽ thiệt hại nặng hoặc thậm chí là bị xóa sổ khi phải đối mặt với khả năng phòng không và đánh chặn cực kỳ hiệu quả của Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Vụ "tai nạn" được cho là đã khiến Mỹ giảm cường độ hoạt động của chương trình Dark Gene diễn ra vào ngày 28/11/1973. Trong một phi vụ xâm phạm không phận Liên Xô, chiếc máy bay thám sát loại RF-4C đã bị phòng không Liên Xô phát hiện và một chiếc MiG-21 trong khu vực đã được cử tới để đánh chặn. Nguồn ảnh: MiGhistory.

Sau khi cung cấp những tín hiệu cảnh báo nhưng không nhận được hồi đáp, tiêm kích MiG-21 được điều khiển bởi Đại úy Gennady N. Eliseev nhận lệnh bắn hạ chiếc RF-4C này. Tuy nhiên, cả hai tên lửa K-13 mà chiếc MiG-21 phóng ra đều trượt mục tiêu. Nguồn ảnh: Iuonl.

Ngay lập tức, chiếc MiG-21 áp sát RF-4C ở khoảng cách vừa đủ để khai hỏa khẩu pháo của mình. Tuy nhiên khẩu pháo đã bị kẹt ngay từ viên đầu tiên. Khi báo cáo tình hình cho mặt đất, Gennady N. Eliseev vẫn nhận được lệnh phải hạ chiếc chiến đấu cơ đối phương xuống đất bằng mọi giá. Nguồn ảnh: Photoarchive.

Cuối cùng, Đại úy Gennady N. Eliseev đã quyết định biến chiếc máy bay MiG-21 thành một quả tên lửa sống, lao thẳng máy bay vào chiếc RF-4C. Kết quả là phi công người Liên Xô thiệt mạng tại chỗ trong khi chiếc RF-4C hỏng nặng, buộc hai phi công người Mỹ phải nhảy dù và bị bắt sống sau đó. Nguồn ảnh: Redwind.

Sau vụ bê bối này, phía Mỹ buộc phải giảm tần suất các vụ việc xâm nhập và do thám vào không phận Liên Xô theo kiểu "khinh địch" như vậy vì rõ ràng không thể xem thường được sức mạnh của Không quân và phòng không Sô-Viết. Tổng cộng trong toàn chương trình Dark Gene, Mỹ mất khoảng sáu máy bay trong đó có một chiếc RF-4C và một chiếc RF-5B. Nguồn ảnh: Thunderstreaks.

Tới tận năm 1978 - nghĩa là chỉ một năm trước khi Nhà nước Hồi giáo Iran lên nắm quyền ở quốc gia này và hất cẳng người Mỹ, một vụ việc được coi là cũng nằm trong khuôn khổ chương trình Dark Gene đã được ghi chép lại. Theo đó, phía Iran đã "đi lạc" tới 4 chiếc trực thăng Chinook vào không phận Liên Xô. Các chiến đấu cơ MiG-23 của Liên Xo lần này đã bắn hạ một chiếc và làm hư hại nặng một chiếc khác. Nguồn ảnh: Lossit.

Sau khi nhà nước hồi giáo Iran nổi lên và hất cẳng Mỹ ra khỏi quốc gia Trung Đông này, chương trình Dark Gene mới chính thức được xem là bị chấm dứt hoàn toàn. Mặc dù vậy, nhiều sử gia cho rằng chính nhờ chương trình này, Không quân Mỹ mới chịu nể phục Liên Xô và không tiến hành leo thang căng thẳng giữa hai quốc gia. Nguồn ảnh: Aviation.

Trong khi đó, Iran sau khi trở thành nhà nước hồi giáo, vẫn thừa hưởng được một lượng thông tin tình báo đồ sộ và kho vũ khí xịn hàng Mỹ cực khủng mà Washington phải bỏ lại quốc gia này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến tình báo trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-mig-21-lam-that-bai-am-muu-khung-khiep-cua-cia-the-nao-1153641.html