Tiêm kích huyền thoại của Mỹ bất ngờ tung cánh trở lại trên đất Đức

Chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 là chiếc P-51 Mustang vừa mới tung cánh trở lại trên đất Đức, nhân dịp kỷ niệm 75 năm quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandie.

Bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1942, chiến đấu cơ P-51 Mustang được coi là loại tiêm kích sử dụng động cơ cánh quạt thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với hơn 15.000 chiếc đã được sản xuất và sử dụng ở khắp các mặt trận trên thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Bắt đầu được sản xuất hàng loạt từ năm 1942, chiến đấu cơ P-51 Mustang được coi là loại tiêm kích sử dụng động cơ cánh quạt thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với hơn 15.000 chiếc đã được sản xuất và sử dụng ở khắp các mặt trận trên thế giới. Nguồn ảnh: BI.

Theo thống kê được Mỹ thực hiện, các phi công tiêm kích Mustang đã bắn hạ được 4950 máy bay địch trong toàn bộ cuộc chiến. Thậm chí cho tới tận Chiến tranh Triều Tiên, loại máy bay này vẫn được sử dụng làm nhiệm vụ tuần thám trên không. Nguồn ảnh: BI.

Thậm chí sau đó, cho tới khi Không quân Mỹ không còn sử dụng loại máy bay này nữa thì nó vẫn là một biểu tượng trong dân chúng. Rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài chục nghìn USD vào thời điểm đó để mua P-51 Mustang về làm máy bay riêng hoặc cải biên nó thành... máy bay thể thao. Nguồn ảnh: BI.

Do được quân đội Mỹ bán tháo ra thị trường tư nhân và cho phép tư nhân sở hữu cũng như sử dụng loại máy bay này, vậy nên có thể khẳng định, đây là loại máy bay từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: BI.

Trong tay những nhà sưu tập tư nhân, những chiếc P-51 Mustang như được hồi sinh với lớp sơn đúng chuẩn của Chiến tranh Thế giới thứ hai và hệ thống điện, động cơ luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo nhất. Tất nhiên là hệ thống vũ khí nay đã không còn tồn tại trên những tiêm kích dân sự này. Nguồn ảnh: BI.

Hôm cuối tháng năm vừa rồi, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandie mở ra ở Mặt trận phía Tây ở châu Âu, một chiếc tiêm kích P-51 Mustang đã bay trình diễn trên bầu trời Spangdahlem, Đức dưới sự yểm trợ của dàn tiêm kích phản lực F-16 chỉ đáng tuổi con cháu. Nguồn ảnh: BI.

Có tốc độ tối đa lên tới 700 km/h, những chiếc tiêm kích sử dụng động cơ cánh quạt P-51 Mustang vẫn hoàn toàn có đủ khả năng dẫn đầu đội hình bay bao gồm toàn máy bay phản lực. Nguồn ảnh: BI.

Tốc độ hành trình của P-51 cũng lên tới 583 km/h, trong khi đó tốc độ tối thiểu của chiếc tiêm kích này là 161 km/h - đủ chậm để nó thực hiện được những màn oanh tạc vào mục tiêu mặt đất chính xác nhất. Nguồn ảnh: BI.

Khác với các phi công phản lực ngày nay, các phi công tiêm kích sử dụng máy bay với động cơ cánh quạt có kỹ năng cá nhân tốt hơn khá nhiều khi khoảng cách tham chiến của họ với máy bay đối phương thường chỉ là dưới 100 mét. Nguồn ảnh: BI.

Khoảng cách này đòi hỏi phi công phải nhạy bén, phản ứng nhanh và đặc biệt cẩn trọng tránh va chạm với máy bay địch khi nhào lộn, giao tranh trên không. Việc né tránh mảnh vỡ sau khi bắn hạ được máy bay đối phương cũng là kỹ năng các phi công tiêm kích ngày nay dường như không cần tới khi mà khoảng cách giao tranh của họ ngày nay có thể lên tới vài chục kilomets. Nguồn ảnh: BI.

Trong ngày cuộc đổ bộ D-Day diễn ra vào 75 năm về trước, các tiêm kích P-51 Mustang đã làm nhiệm vụ yểm trợ cực kỳ hiệu quả để lục quân đối phó với các lô cốt, boong-ke của đối phương ở cự ly gần vì độ chuẩn xác của loại máy bay này là chuẩn hơn hải pháo thời điểm đó. Nguồn ảnh: BI.

Theo kienthuc.net.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tiem-kich-huyen-thoai-cua-my-bat-ngo-tung-canh-tro-lai-tren-dat-duc/20190614074727539