Tiêm kích F-22 Raptor không còn là chiến đấu cơ tàng hình 'bất bại'

Tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ, đã được phát triển từ lâu và trang thiết bị điện tử hàng không của nó có vẻ như đã dần lỗi thời. Hiện tại, F-22 hoàn toàn không còn là loại chiến đấu cơ tàng hình 'bất bại' như trong quá khứ.

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hàng không, nên việc một chiếc chiến đấu cơ được triển khai nghiên cứu từ năm 1971, chính thức phát triển năm 1985, bay thử lần đầu năm 1997 và đưa vào phục vụ đầu năm 2005 vẫn còn ở trên "đỉnh" là sự "phi lý"; nhưng hiện tại, nhiều người vẫn cho tiêm kích F-22 Raptor là một "kiệt tác" và là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: USAF.

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ hàng không, nên việc một chiếc chiến đấu cơ được triển khai nghiên cứu từ năm 1971, chính thức phát triển năm 1985, bay thử lần đầu năm 1997 và đưa vào phục vụ đầu năm 2005 vẫn còn ở trên "đỉnh" là sự "phi lý"; nhưng hiện tại, nhiều người vẫn cho tiêm kích F-22 Raptor là một "kiệt tác" và là chiến đấu cơ mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: USAF.

Những minh chứng sau sẽ cho thấy F-22 đã bắt đầu lạc hậu; trước hết là trang bị điện tử hàng không của F-22 đã bị tụt hậu, do quá trình nghiên cứu và phát triển chiến đấu cơ F-22 trong thời gian quá dài, nhiều hệ thống điện tử hàng không tiên tiến chưa được lắp đặt; trong khi đó, thế giới đương đại đặc biệt chú trọng vào chiến tranh thông tin. Nguồn ảnh: USAF.

Do thua kém về hệ thống điện tử hàng không, nên F-22 không có khả năng nhận thức tình huống cao trên chiến trường; do vậy, chưa chắc tiêm kích thế hệ năm F-22 có thể cạnh tranh sòng phẳng với máy bay chiến đấu tàng hình mới của các quốc gia hiện có và đang phát triển, khi những máy bay này có khả năng nhận biết tình huống chiến trường 360 độ. Nguồn ảnh: USAF.

Mặc dù F-22 đã được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không giữa vòng đời, nhưng nó bị hạn chế bởi các yếu tố như không gian khung thân, trọng lượng mang tải và nguồn điện cấp cho các thiết bị điện tử trên máy bay; cùng với đó là do số lượng F-22 có hạn và kế hoạch nâng cấp bị hạn chế nghiêm trọng, do ngân sách quốc phòng đã phải giành phần lớn cho Chương trình F-35. Nguồn ảnh: USAF.

Mặc dù F-22 tạm thời được lắp các thiết bị ngắm bắn mục tiêu tiên tiến, có thể thực hiện chiến thuật "bắn tỉa" trong không chiến; hoặc có khả năng bay cực thấp thấp và ngắm bắn mục tiêu bằng thiết bị ngắm hồng ngoại ảnh nhiệt trong các hoạt động chiến đấu ban đêm; tuy nhiện khả năng nhận biết tình huống chiến trường cao của nó vẫn kém hơn các loại chiến đấu cơ tàng hình khác ra đời sau này. Nguồn ảnh: USAF.

Tiếp đến là tầm hoạt động của F-22 cực kỳ hạn chế; F-22 có bán kính chiến đấu chỉ 700 km và chỉ thích hợp tác chiến trên không phận "chật hẹp" của châu Âu; nhưng khi được triển khai trên ở chiến trường Đông Bắc Á, chúng ngay lập tức trở thành máy bay chiến đấu "vô dụng". Nguồn ảnh: USAF.

Do tầm hoạt động hạn chế khiến F-22 có thời gian bay trên không rất ngắn và không có khả năng bay sâu vào sâu lãnh thổ đối phương. Nếu muốn hoạt động sâu vào không phận đối phương, F-22 phụ thuộc hoàn toàn vào đội máy bay tiếp dầu trên không; tuy nhiên khi đối phương bắn hạ những máy bay tiếp dầu, thì F-22 sẽ không đủ nhiên liệu trở về căn cứ. Nguồn ảnh: USAF.

Không chiến trong chiến tranh đương đại, hết sức chú trọng chiến đấu trong đội hình; tuy nhiên do có những trở ngại kỹ thuật đối với việc liên lạc giữa F-22 và các máy bay chiến đấu khác; nhất là việc thiếu tương tác dữ liệu và thiết bị nhận biết tình huống của F-22, do vậy loại máy bay này chỉ thích hợp chiến đấu "một mình". Nguồn ảnh: USAF.

Trong cuộc so tài trên không phận Syria, huyền thoại về F-22 có khả năng tàng hình xuất sắc, đã hoàn toàn bị phá vỡ, khi bị máy bay chiến đấu không tàng hình Su-35S của Không quân Nga "khóa chặt"; chấm dứt lời đồn "bất bại" của chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: USAF.

Mặc dù tiêm kích Su-35S của Nga chỉ là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, nhưng với radar đường không hiệu suất cao và thiết bị ngắm bắn mục tiêu bằng cảm biến quang điện hồng ngoại OLS-35, nên đã phát hiện và khóa được F-22; những loại máy bay thế hệ 5 như Su-57 hoặc J-20 có hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn Su-35 nhiều. Nguồn ảnh: USAF.

Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện trước, khóa trước, bắn hạ trước và thoát ly nhanh là nguyên tắc giành chiến thắng cơ bản. Trong bối cảnh này, nếu thực chiến, nhiều khả năng kích tàng hình F-22 sẽ bị "dính" đòn tên lửa của đối phương, thậm chí không kịp đánh trả. Nguồn ảnh: USAF.

Bước sang thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, một số người vẫn xem F-22 là một kiệt tác, nhưng họ lại phớt lờ những máy bay chiến đấu tàng hình hiệu suất cao khác vì đơn giản chỉ duy nhất Mỹ đang sở hữu loại tiêm kích này. Nguồn ảnh: USAF.

Trước đây Quốc hội Mỹ đã cấm xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-22, nhiều người cho rằng, việc xuất khẩu công nghệ tiên tiến bị nghiêm cấm; nhưng nhiều chuyên gia quân sự lại có cách nhìn khác, có khả năng Quốc hội Mỹ e ngại F-22 sẽ "lộ mặt", làm tổn hại tới loại vũ khí được quảng cáo là "hiện đại nhất" thế giới. Nguồn ảnh: QQ.

Những nhận xét của một số chuyên gia quân sự không phải có cơ sở, trong quá khứ, loại máy bay ném bom tàng hình F-117A của Mỹ cũng từng được coi là "vô đối", khi tự do ra vào không phận Iraq như "nơi không người". Nguồn ảnh: QQ.

Sự thật chỉ được "phơi bày", khi hệ thống phòng không "cổ lỗ" SA-3 của Nam Tư bắn hạ một chiếc F-117 và bắn bị thương một chiếc khác năm 1999; phá vỡ huyền thoại "bất diệt" về loại máy bay chiến đấu tàng hình "Chim ưng đêm" của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh khả năng cơ động đến chóng mặt của tiêm kích F-22 Raptor.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-22-raptor-khong-con-la-chien-dau-co-tang-hinh-bat-bai-1473888.html