Tiêm kích F-16V của Mỹ 'ăn đứt' J-10 của Trung Quốc ở điểm nào?

Được đưa vào biên chế chiến đấu lần lượt vào năm 2017 và 2018, F-16V của Mỹ và J-10C của Trung Quốc là hai trong số những máy bay chiến đấu hạng nhẹ có khả năng nhất, đang được sản xuất hiện nay.

Cả hai loại chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ và Trung Quốc này đều có cấu hình một động cơ, trọng lượng chiến đấu khoảng 13.000kg; sử dụng các radar có kích thước và trọng tải vũ khí tương tự. Hai loại máy bay về nhiều mặt, có thể so sánh được với nhau và cả hai đều đang được xuất khẩu.

Cả hai loại chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ và Trung Quốc này đều có cấu hình một động cơ, trọng lượng chiến đấu khoảng 13.000kg; sử dụng các radar có kích thước và trọng tải vũ khí tương tự. Hai loại máy bay về nhiều mặt, có thể so sánh được với nhau và cả hai đều đang được xuất khẩu.

Phần lớn các loại máy bay chiến đấu hiện nay, đều được trang bị 2 động cơ, từ các loại hạng nặng như tiêm kích J-20 và F-15EX đến các thiết kế hạng trung như MiG-35 và Eurofighter. Thiết kế đặt J-10 và F-16 vào một hạng của riêng chúng, trong số các thiết kế máy bay chiến đấu hiện đại.

Trong khi các thiết kế động cơ đơn kém nổi bật khác, đang được sản xuất hiện nay, đặc biệt là Gripen, JF-17 và Tejas; chúng đều nhẹ hơn và kém tính năng hơn, so với máy bay của Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, so sánh tiêm kích J-10C và F-16V có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng hàng không quân sự của Trung Quốc và Mỹ; điều này sẽ chi phối cả trong một cuộc xung đột tiềm tàng và trên thị trường xuất khẩu.

Những chiếc F-16 đầu tiên được đưa vào trang bị vào năm 1978, có nghĩa là thiết kế này đã gần 45 tuổi và không có đơn đặt hàng loại nào từ Quân đội Mỹ trong hơn 10 năm qua; hiện nay tiêm kích chiến đấu F-16 chỉ còn sản xuất để giành cho xuất khẩu.

Những thay đổi về thiết kế của F-16V so với F-16A ban đầu là không có gì lớn. Không có sự giảm tiết diện radar, hoặc các ứng dụng của lớp phủ tàng hình và không có cải tiến nào đối với lực đẩy của động cơ F110. Việc nâng cấp bị giới hạn ở các thiết bị điện tử hàng không, với màn hình buồng lái mới, hệ thống tác chiến điện tử và radar AESA.

F-16V sử dụng tên lửa phóng ngoài tầm nhìn AIM-120C, giống như các biến thể F-16 thông thường; mặc dù một số thông tin cho thấy, nó có thể tích hợp tên lửa AIM-120D, với tầm bắn đến 180km trong tương lai.

Máy bay chiến đấu F-16V là biến thể cải tiến từ F-16E, giành cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, F-2 được phát triển cho Nhật Bản và phiên bản F-21 hiện đang được chào bán cho Ấn Độ; tất cả đều có những cải tiến lớn hơn, nhất là khung máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite và động cơ mới, mạnh hơn.

Máy bay chiến đấu J-10 đầu tiên được đưa vào trang bị vào năm 2006, với thiết kế được hưởng lợi từ các công nghệ mới được phát triển từ những năm 1970. Máy bay chiến đấu nặng hơn một chút so với F-16, nhưng có hiệu suất bay tương đối tốt.

J-10 sử dụng động cơ AL-31 do Nga chế tạo, mạnh hơn động cơ F110 của Mỹ, nên cho tốc độ và độ cao hoạt động cao hơn và khả năng cơ động vượt trội. Mặc dù động cơ của nó mạnh hơn, nhưng khung J-10 lại nặng hơn một chút, nên khả năng cơ động của J-10 cũng chỉ tương đương F-16.

Trên thực tế, không có tính năng nào mà F-16 có thể tự hào về khả năng vượt trội hơn J-10. Không chỉ có thiết kế J-10 tiên tiến hơn, mà J-10C còn có những cải tiến toàn diện hơn so với thiết kế J-10 ban đầu; trong khi F-16V so với F-16A hình dáng ít thay đổi.

J-10 sử dụng thiết kế giảm tiết diện radar, ứng dụng lớp sơn phủ tàng hình, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, radar AESA mới mạnh hơn và tích hợp tên lửa không đối không PL-15, có tầm bắn ước tính khoảng 250-300km; vượt trội hoàn toàn so với bất kỳ thiết kế hiện có nào của Mỹ.

Nếu thiết kế động cơ WS-10B thành công và được trang bị trên J-10C, điều này làm tăng thêm sự khác biệt giữa lực đẩy của chính nó và của F-16 với động cơ mới, và có công suất lớn hơn đáng kể so với AL-31.

Động cơ WS-10B cũng được hưởng lợi từ hệ thống vectơ lực đẩy ba chiều; đây là thiết kế động cơ máy bay chiến đấu duy nhất không phải của Nga làm được điều này, giúp mang lại lợi thế lớn về khả năng cơ động. F-16 không được tích hợp bất kỳ loại động cơ tạo lực đẩy nào.

Hai máy bay chiến đấu phản lực có thể tương xứng về hệ thống tác chiến điện tử và khả năng nhận biết tình huống. Mặc dù các biến thể xuất khẩu của F-16V sẽ gặp bất lợi, do hệ thống điện tử hàng không bị hạ cấp; trong khi đó, lợi thế của J-10C về vũ khí và hiệu suất bay là rất lớn.

Khi máy bay chiến đấu tàng hình tiếp tục phát triển, J-10 cũng có lợi thế là tích hợp hệ thống theo dõi và tìm kiếm tia hồng ngoại (IRST) cho phép nó khóa máy bay chiến đấu tàng hình hiệu quả hơn ở tầm trung và tầm ngắn. Thiết kế này F-16 chưa có, do vậy với những máy bay chiến đấu tàng hình như J-20 của Trung Quốc hay Su-57 của Nga, việc phát hiện sẽ là khó khăn lớn.

Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu, F-16V vẫn là hàng “hot”, khi nhiều quốc gia vẫn tiếp tục đặt mua. Mặc dù tính năng được đánh giá là “nhỉnh hơn”, nhưng giá chào xuất khẩu của J-10C chỉ bằng 1/3 so với F-16V. Tuy nhiên J-10C vẫn chưa tìm được khách hàng, ngoài sản xuất cho Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.

Nín thở xem tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ né 6 tên lửa đối không của Iraq. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-16v-cua-my-an-dut-j-10-cua-trung-quoc-o-diem-nao-1529346.html