Ti vi từng bị người đời dè bỉu thế nào khi mới ra đời?

Lúc mới ra đời, do qua mới mẻ ti vi gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Lee De Forest, người thường được xem là cha đẻ của ngành phát thanh cho rằng, đây là phát minh không thể nào thành hiện thực...

Được phát triển vào thập niên 1920, ti vi (TV) hay máy thu truyền hình là một trong những phát minh quan trọng của lịch sử nhân loại. Ngày nay hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất một chiếc ti vi, nhưng ít ai biết rằng lúc mới ra đời, thiết bị này từng nhận nhiếu sự chê bai.

Được phát triển vào thập niên 1920, ti vi (TV) hay máy thu truyền hình là một trong những phát minh quan trọng của lịch sử nhân loại. Ngày nay hầu như gia đình nào cũng sở hữu ít nhất một chiếc ti vi, nhưng ít ai biết rằng lúc mới ra đời, thiết bị này từng nhận nhiếu sự chê bai.

Ngược dòng lịch sử, vào ngày 25/3/1925, nhà phát minh người Scotland John Logie Baird (1888-1946) lần đầu tiên biểu diễn truyền hình chiếu bóng di động ở London. Chương trình này thể hiện hình ảnh một hình nộm nói chuyện và di chuyển.

Tháng 1/1926, Baird chứng minh rằng hình ảnh đang chuyển động có thể được truyền qua sóng radio. Đến năm 1928, người ta đã có thể phát-nhận sóng truyền hình giữa London và New York. Trên cơ sở đó, ti vi thương mại đã được phát triển và sau thế chiến II chính thức ra mắt thị trường.

Tuy nhiên, lúc mới ra đời, do qua mới mẻ mà ti vi gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Lee De Forest, người thường được xem là cha đẻ của ngành phát thanh nói rằng, ti vi là một phát minh không thể nào thành hiện thực và không có giá trị thương mại vì chi phí đắt đỏ.

Bất chấp lời dèm pha từ dư luận, những chiếc ti vi vẫn có bước phát triển ngoạn mục. Năm 1953, chiếc ti vi màu đầu tiên ra mắt. Đến thập niên 1960, thiết bị này đã trở nên phổ biến trong các gia đình ở Âu – Mỹ.

Dù vậy, ý kiến chỉ trích ti vi vẫn xuất hiện đều đặn. Nhà sản xuất phim Darryl Zanuck tỏ ra bi quan: "Con người sẽ sớm mệt mỏi với việc dán mắt vào màn hình tivi mỗi đêm". Nhiều công trình khoa học ra đời nhằm chứng minh tác hại của việc xem ti vi quá nhiều.

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những chiếc ti vi siêu mỏng, màn hình siêu lớn, độ phân giải siêu cao, kết nối internet và tích hợp nhiều ứng dụng. Nhưng cũng như trong quá khứ, lời cảnh báo về sự phụ thuộc thái quá của con người vào ti vi vẫn là điều đáng để lưu tâm...

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ti-vi-tung-bi-nguoi-doi-de-biu-the-nao-khi-moi-ra-doi-1495172.html