Thủy điện - Tiềm năng công nghiệp lớn ở Lào Cai

a hình bị chia cắt mạnh, hệ thống sông lớn (sông Hồng và sông Chảy), cùng hàng trăm suối lớn, nhỏ phân bổ khắp địa bàn, tạo cho Lào Cai tiềm năng dồi dào để phát triển công nghiệp thủy điện. Trên thực tế, trong những năm qua, lợi thế này đã được Lào Cai khai thác hiệu quả, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết

Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đòi hỏi yêu cầu phát triển ngành năng lượng tạo tiền đề cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, tăng trưởng nhanh chóng trên các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp dẫn tới nhu cầu năng lượng cũng tăng lên.

Nhu cầu điện năng của Việt Nam là rất lớn, việc đầu tư xây dựng công trình sẽ bổ sung đáng kể nguồn năng lượng cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 16 ÷ 22%/năm của phụ tải cũng như là tiền đề để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm là
7–8%/năm.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương phát triển kinh tế miền núi, trung du nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng các tiềm năng sẵn có nhất là tài nguyên nước đang là vấn đề cấp thiết cho sự phát triển kinh tế khu vực và ổn định đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi.

Thực hiện chủ trương này, nhận thức rõ tiềm năng lớn của nguồn năng lượng quý giá vẫn được gọi là “vàng trắng” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Lào Cai, nhận thức rõ vai trò của thủy điện trong việc tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương, góp phần từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn và mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, từ nhiều năm nay, Lào Cai đã rất chú trọng tới việc phát triển ngành công nghiệp thủy điện. Tính tới cuối năm 2017 vừa qua, toàn tỉnh Lào Cai có 75 công trình thủy điện vừa và nhỏ được cấp phép đầu tư, 40 dự án với tổng công suất lắp máy hơn 646MW hoàn thành đi vào hoạt động ổn định. Đến năm 2020, 75 dự án thủy điện trong quy hoạch với tổng công suất lắp máy 1.132MW sẽ hoàn thành.

Những công trình đáng chú ý

Trong rất nhiều những công trình thủy điện đang được xây dựng tại Lào Cai, không thể không kể đến Công trình thủy điện Sử Pán 1. Công trình thủy điện Sử Pán 1 xây dựng và khai thác nguồn thủy năng trên dòng chính suối Mường Hoa là đoạn thượng nguồn của suối Ngòi Bo thuộc địa phận các xã Sử Pán, Tả Van, và Bản Hồ - huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Với công suất lắp đặt 30MW, công trình hằng năm sẽ cung cấp điện lượng
118.6 triệu kWh cho hệ thống, sẽ đáp ứng một phần nhu cầu điện năng trong khu vực, giảm bớt tình hình thiếu hụt điện năng của hệ thống, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Thêm vào đó, đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sử Pán 1 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông khu vực và góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng dự án. Sau khi kết thúc xây dựng công trình, khu vực công trình Sử Pán 1 với các cơ sở dân cư, văn hóa, xã hội sẽ trở thành một điểm tập trung dân cư với cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. Hệ thống đường giao thông phục vụ thi công, vận hành công trình sẽ tạo ra khả năng giao lưu về kinh tế và xã hội của khu vực xây dựng công trình với các trung tâm kinh tế, xã hội của địa phương.

Đập thủy điện Sử Pán 1 là dự án thứ 2 của đất nước sử dụng kết cấu đập vòm cao 60m là dự án đầu tiên do nhà đầu tư tư nhân thực hiện. Dự án thủy điện Sử Pán 1 đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện để đưa vào phát điện cuối quý 3 năm 2018 để cung cấp điện năng thiếu hụt của hệ thống.

Tại Lào Cai còn có Công trình thủy điện Bản Hồ. Công trình thủy điện Bản Hồ nằm trên suối Mường Hoa thượng lưu của ngòi Bo, ngòi Bo là nhánh cấp I của sông Thao - bắt nguồn ở vùng núi cao trên 2.300m bên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Công trình thủy điện Bản Hồ được xây dựng trên suối Mường Hoa đoạn thượng nguồn của Ngòi Bo thuộc địa phận xã Bản Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Thủy điện Bản Hồ với quy mô công suất tương ứng 10MW, hằng năm cung cấp cho lưới điện khu vực khoảng 32,993 triệu kWh. Hiện nay dự án thủy điện Bản Hồ đang trong giai đoạn trình hồ sơ phê duyệt dự án và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Dự kiến dự án sẽ đưa vào vận hành và phát điện thương mại cuối năm 2019 đầu năm 2020.

Cũng không thể không kể đến Công trình thủy điện Nậm Sài. Công trình thủy điện Nậm Sài nằm trên Nậm Cang - một nhánh cấp I bên phải của ngòi Bo và là nhánh cấp II của sông Thao - bắt nguồn ở vùng núi cao trên 2.300m bên sườn Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Khu vực xây dựng công trình nhà máy nằm cách đường Tỉnh lộ 152 từ Sa Pa đi Mường Bo khoảng 1,25km (đi qua cầu giao thông trên tràn của thủy điện Bản Hồ), cách thị trấn Sa Pa khoảng 23km. Thủy điện Nậm Sài với quy mô công suất 19MW, hằng năm cung cấp cho lưới điện khu vực khoảng 66,832 triệu kWh. Ngoài nhiệm vụ chính là phát điện, hai công trình còn tạo thêm công ăn việc làm, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương. Hiện nay dự án thủy điện Nậm Sài đang trong giai đoạn trình hồ sơ phê duyệt dự án và thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Dự kiến dự án sẽ đưa vào vận hành và phát điện thương mại cuối năm 2020 đầu năm 2021.

Và dấu ấn Việt Long

Chịu trách nhiệm tham gia đầu tư cả 3 công trình thủy điện trên là Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long. Mặc dù đã trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh như xây dựng nhà máy gạch, nhà máy đá xẻ.., hầu hết lĩnh vực kinh doanh đó đều đem lại hiệu quả nhất định, nhưng từ năm 2010 Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long quyết định từ bỏ chủ trương đa dạng hóa ngành nghề và chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính, đó là đầu tư và vận hành các dự án Thủy điện. Ngoài sức hấp dẫn từ chính sách thu hút các nhà đầu tư vào thủy điện của Lào Cai, đầu tư vào địa hạt thủy điện phù hợp với mong muốn của Công ty là kinh doanh sản phẩm không làm tổn hại lâu dài với môi trường để tạo ra gánh nặng cho các thế hệ sau phải giải quyết. Thủy điện còn hỗ trợ Công ty thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng, ngoài việc nộp thuế và tạo việc làm, cụ thể: giúp điều hòa lũ và khí hậu khu vực, giúp một số ngành như du lịch và nuôi trồng thủy sản phát triển…; Thủy điện luôn có lợi thế cạnh tranh so với các loại hình sản xuất điện khác do giá thành rẻ hơn rất nhiều so với điện năng được sản xuất từ nhiệt điện, điện gió, khí điện và điện hạt nhân. Bởi vậy nên sản lượng điện năng do các nhà máy thủy điện trong nước sản xuất ra luôn được Nhà nước cam kết tiêu thụ hết, ngay từ trước khi đầu tư; Lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn đầu tư không dài và tương đối ổn định; Quản lý đầu tư và vận hành đơn giản, phù hợp khả năng của Công ty…

Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở phía Bắc về sản xuất điện ; Đến năm 2020 hoàn thành việc đầu tư và phát điện với công suất khoảng
100MW, doanh thu từ bán điện đạt khoảng 400 tỷ đồng/năm; Đến năm 2025 hoàn thành việc đầu tư và phát điện với công suất khoảng 200MW, doanh thu từ bán điện đạt khoảng 800 tỷ đồng/năm.

Việt Cường - Đức Toàn

Nguồn Công Luận: http://congluan.vn/doi-song-xa-hoi/dia-phuong/thuy-dien-tiem-nang-cong-nghiep-lon-o-lao-cai-39247