Thường xuyên cảm thấy đói, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Thường xuyên cảm thấy đói dù mới kết thúc một bữa ăn chưa lâu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm bạn đang gặp phải.

Thường xuyên cảm thấy đói là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Thường xuyên cảm thấy đói là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Thiếu hụt protein

Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng của cơ thể. Nó có thể giúp giảm đói và cơ thể sẽ ăn ít khi đủ protein. Protein có thể tăng sản xuất hormone tạo tín hiệu no và giảm hormone kích thích cơn đói. Protein có khả năng kiểm soát hormone đói. Sự thiếu hụt của protein này có thể khiến cho bản thân luôn cảm thấy đói.

Rối loạn ăn uống

Đôi khi, đói liên tục có thể là triệu chứng của rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn, liên quan đến việc ăn nhạt hoặc ăn quá nhiều không kiểm soát. Một người mắc chứng cuồng ăn có xu hướng ăn lượng thức ăn lớn hơn trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 2 giờ). Điều này thường đi kèm dấu hiệu buồn nôn và nôn.

Mất nước

2/3 cơ thể của chúng ta là nước. Nước đóng vai trò quan trọng với các hoạt động sống. Uống đủ nước trong một ngày giúp cơ thể hoạt động tốt và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó, nước đưa đến cảm giác no và bạn cảm thấy ít đói hơn. Nếu mất nước thì cảm giác đói sẽ xuất hiện thường xuyên.

Bệnh tiểu đường:

Người tiểu đường không đưa được đường vào tế bào để sử dụng nên luôn trong tình trạng “Thiếu năng lượng”, luôn cảm giác đói và cuồng ăn. Triệu chứng 5 nhiều: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và mệt nhiều.

Cường giáp, loét tá tràng và 1 số tình huống nhiễm Helicobacter Pylori:

Bệnh cường giáp gây tiêu hao năng lượng đáng kể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kích thích, bức rức và hay cảm giác đói. Một số người loét tá tràng , nhiễm H.P lại mau đói hơn bình thường.

U tuyến tụy tiết insulin (insulinoma) và Gastrin (Gastrinoma):

U tiết Insulin quá mức cần thiết và liên tục không theo nhịp độ ăn uống, sẽ gây hạ đường huyết thường xuyên tạo cảm giác đói và run, có thể có cơn hôn mê do hạ đường huyết. Trong khi đó, Gastrin kích thích tế bào thành dạ dày tiết acid liên tục , kích thích dạ dày gây cảm giác đói, dễ bị loét dạ dày. Thức ăn là chất đệm tốt nhất để trung hòa acid dạ dày.

Lúc nào cũng thấy đói có thể là do bản thân đang quá căng thẳng hoặc stress

Stress, căng thẳng:

Đầu tiên, khi bị stress, cơ thể sẽ tiết adrenaline làm mất cảm giác đói. Sau đó nếu tiếp tục lo lắng, cơ thể sẽ tiết cortisol làm cơ thể phát sinh nhu cầu ăn uống, khiến bạn muốn ăn những thứ trong tầm mắt. Khi stress trôi qua, nồng độ cortisol giảm xuống, nhịp độ ăn uống sẽ trở lại bình thường. Người stress hay ăn suốt ngày, khuynh hướng ăn ngọt.

Thiếu ngủ

Giấc ngủ kém có thể khiến bạn cảm thấy đói bụng dưới ảnh hưởng của hai hormon ghrelin và leptin. Đầu tiên, mất ngủ làm tăng mức ghrelin của bạn, kích thích sự thèm ăn. Thứ hai, nó làm giảm mức độ leptin của bạn khiến não bộ phát ra tín hiệu rằng bạn chưa no. Nếu bạn luôn bị thiếu ngủ, rất có thể hậu quả là bạn sẽ cảm thấy lúc nào cũng đói.

Tác dụng phụ của thuốc

Sau khi uống một số loại thuốc mà cơn đói liên tục xuất hiện có thể do tác động của thuốc. Đây là một trong những tác dụng phụ mà mọi người cần lưu tâm. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên ăn no rồi mới uống thuốc tránh gây hại dạ dày.

Mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần tăng thêm chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu bạn không chắc chắn mình có thai, hãy làm xét nghiệm thai tại nhà và xem đây có phải là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn không.

Nguyệt Hà (T/h) - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/thuong-xuyen-cam-thay-doi-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-benh-nguy-hiem-107272-9.html