Thượng tướng Leonhid Ivanshov: New York chỉ sợ tinh thần Nga

Xin lại được giới thiệu bài viết của một học giả đã quen thuộc với bạn đọc DVO, - Thượng tướng Leonhid Ivanshov.

Tướng Leonhid Ivanshov là một chuyên gia trong các lĩnh vực địa- chính trị, xung đột, quan hệ quốc tế và lịch sử quân sự. Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa- chính trị. TS sử học (1998), Giáo sư Khoa quan hệ quốc tế MGIMO (Trường đại học quan hệ quốc tế Matxcova). Nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hợp tác Quân sự quốc tế BQP LB Nga (1996-2001). Bài được đăng trên chuyên mục “Bình luận quân sự” (Nga) 14/8/2017, DVO xin trích dịch giới thiệu cùng độc giả.

Thượng tướng Leonhid Ivanshov

Ngày 2/8//2017, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã có những bình luận về luật các biện pháp trừng phạt chống Nga mới của Mỹ.

Theo ông (D. Medevedv), nó (luật này) đã đặt dấu chấm hết (nguyên văn – đặt dấu chữ thập) cho hy vọng cải thiện quan hệ giữa Matxcova với Washington và cho thấy một sự khởi đầu của cuộc chiến tranh thương mại toàn diện chống Nga. Theo nguyên văn lời ông thì “hy vọng cải thiện các mối quan hệ của chúng ta (Nga) với chính quyền mới của Mỹ đã bị đặt dấu chấm hết”.

Còn trên trang Facebook của mình, Thủ tướng Nga đã viết như sau: “Chính quyền Trump đã thể hiện sự bất lực hoàn toàn của mình và đã phải chuyển giao quyền hành pháp (của tổng thống- ND ) cho Quốc hội (Hạ viện- cơ quan lập pháp- ND) Mỹ một cách bẽ bàng nhất”.

Thủ tướng (Nga) cho rằng các mối quan hệ giữa LB Nga và Mỹ sẽ cực kỳ căng thẳng và không phụ thuộc vào thành phần của Hạ viện Mỹ (sẽ như thế nào) và phẩm chất cá nhân của tổng thống (Mỹ), còn chế độ cấm vận sẽ được duy trì hàng thập kỷ nữa, nếu không xảy ra một “điều thần kỳ nào đó”.

Rất tiếc là ông đã không đọc các tác phẩm về những vấn đề nền tảng của khoa học địa- chính trị, không lắng nghe quan điểm của các chuyên gia về địa – chính trị và địa- kinh tế, - tức những người đã từng nói nhiều về sự thù địch vĩnh viễn từ phía Mỹ, và nói chung là từ cả thế giới Anglo-Saxons (hiểu nôm na là văn minh Anh-Mỹ và một số nước chịu ảnh hưởng- ND) đối với nước Nga.

Mối quan hệ đó đã được đúc kết thành luật do Halford Mackinder (1861 -1947, nhà địa lý và địa- chính trị Anh – ND), Alfred Thayer Mahan (1840-1914 – nhà lý luận hải quân, đô đốc hải quân Mỹ- ND) và những người khác khởi xướng với lý luận nền móng là xác định về sự đối đầu vĩnh viễn giữa các trung tâm văn minh – văn minh biển và văn minh lục địa.

Đó là một định luật của thuyết nhị nguyên cơ bản- định luật địa- chính trị quan trọng bậc nhất. Bản chất của nó (định luật của thuyết nhị nguyên – ND) ở đây không phải ở chỗ xác định một nền văn minh thứ nhất là tốt, còn nền văn minh thứ hai là xấu hay ngược lại, mà là ở chỗ những dân tộc lục địa thì sống bằng sản phẩm do sức lao động của mình làm ra, còn những dân tộc biển, trước hết là những tộc người Anglo-Saxons đã được hình thành như một nền văn minh sống bằng nghề khai thác.

Những người đại diện cho nền văn minh này đi khai thác, đầu tiên là loài động vật thân mềm và cá, sau nữa là các hòn đảo và sau nữa là các thuộc địa. Và cái nhìn của người Anglo-Saxons đối với nước Nga – đó là cái nhìn (của những người đi khai thác) lên một con mồi.

“Chiến lược lục địa Trăn Nam Mỹ” của đô đốc Mahan khẳng định rõ rằng ai kiểm soát được nước Nga, kẻ đó sẽ kiểm soát được lục địa Á- Âu, và ai kiểm soát được lục địa Á- Âu, kẻ đó sẽ kiểm soát được số phận toàn thế giới. Có nghĩa là trung tâm thống trị thế giới được đặt ngay ở nước Nga.

Đất nước chúng ta được các đối thủ quan tâm bởi vì nó vừa là khu vực lãnh thổ nền móng của hành tinh, vừa là một nơi mà cuộc sống có ý nghĩa khác và vừa là mục tiêu khai thác của thế giới Anglo-Saxons. Đấy mới chính là nguyên nhân sâu xa của những gì đang xảy ra, chứ không phải ở hệ tư tưởng, ở mô hình kinh tế hoặc ở bất cứ một cái gì khác.

Những ý tưởng như vậy đã được Mỹ và Anh hiện thực hóa trong suốt chiều dài lịch sử mối quan hệ của chúng ta, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX. Người Mỹ chỉ chấp nhận nước Nga và cư xử một cách bình đẳng với nước Nga (tuy vẫn không từ bỏ các chiến lược mật đểu cáng của mình) chỉ khi nước Nga mạnh ngang hàng với Mỹ. Không thể nào khác được.

Còn khi chúng ta suy yếu, thì chúng ta là đối tượng khai thác của họ. Và câu phát biểu của Zbigniew Brzezinski (Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ): “Nước Nga – đó là phần thưởng cho người chiến thắng trong cuộc Chiến tranh lạnh” đã khẳng định rõ một điều rằng - Mỹ từ lâu đã xem chúng ta như là tài sản của họ.

Tại sao bây giờ người Mỹ lại tỏ ra cứng rắn hơn trong cả các tuyên bố đao to búa lớn lẫn trong các biện pháp cấm vận? Bởi vì nước Nga đã không còn chịu phụ thuộc. Chúng ta (Nga) cho đến những năm gần đây đã nhẫn nhục phục tùng (Mỹ -ND) cả trong những vấn đề cán bộ, cả trong lĩnh vực kinh tế, cả trong hệ tư tưởng.

Mặc dù (nước Nga) không có hệ tư tưởng (chính thống), một hệ tư tưởng quốc gia không được đề xuất,..., nhưng hệ tư tưởng tự do trên thực tế đã bén rễ sâu, nó hiện diện ở khắp mọi nơi, đã thâm nhập vào tất cả các nhánh quyền lực.

Khi mà chúng ta còn nhẫn nhục chịu đựng tất cả những cái đó, họ (người Mỹ) thậm chí còn vỗ vai khuyến khích các lãnh đạo của chúng ta.

Nhưng hiện nay, Phương Tây đang thấy là nước Nga, thứ nhất, đã quay về hướng Đông, bởi vì thời đại (trỗi dậy của) Phương Đông và thời đại lụi tàn của Phương Tây đang đến.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/thuong-tuong-leonhid-ivanshov-new-york-chi-so-tinh-than-nga-3341161/