Thượng đỉnh Mỹ - Nhật: Cam kết hợp tác giải quyết thách thức từ Trung Quốc, Triều Tiên

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật Bản cam kết thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa nhằm đảm bảo một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trên đường tới họp báo tại Nhà Trắng sau cuộc gặp thượng đỉnh ngày 16/4 - Ảnh: Kyodo

Tại thượng đỉnh Mỹ - Nhật ngày 16/4 ở Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong các vấn đề an ninh trong khu vực, công nghệ cũng như những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và sự nổi lên của Trung Quốc, theo tin từ Kyodo News.

Thông cáo chung của hai bên nhấn mạnh những thách thức lớn do những hành động của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm vấn đề liên quan tới Đài Loan. Đây là lần đầu tiên Đài Loan được đề cập đến trong thông cáo chung của các nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật trong hơn nửa thế kỷ qua.

CAM KẾT THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUÂN SỰ

"Chúng tôi đã cam kết sẽ hợp tác cùng nhau để giải quyết những thách thức từ Trung Quốc, các vấn đề trên biển Hoa Đông, biển Đông cũng như vấn đề Triều Tiên, nhằm đảm bảo tương lai của một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại họp báo chung với nhà lãnh đạo Nhật Bản.

Cả ông Biden và ông Biden đều nhấn mạnh rằng các liên minh song phương đều xuất phát từ những giá trị chung như sự tự do, dân chủ, nhân quyền và luật lệ.

Kể từ khi ông Biden nhậm chức tổng thống hồi tháng 1, ông Suga là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời đến Nhà Trắng để hội đàm về các vấn đề đôi bên cùng quan tâm.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức một họp báo chung sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ở Washington ngày 16/4 - Ảnh: Kyodo

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức một họp báo chung sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ở Washington ngày 16/4 - Ảnh: Kyodo

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nhật diễn ra trong bối cảnh hai bên cùng quan ngại về những hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông, và mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.

Trong tuyên bố chung, Mỹ khẳng định sự ủng hộ "kiên định" trong vấn đề quốc phòng của Nhật Bản theo hiệp ước an ninh song phương, bao gồm năng lực hạt nhân, đồng thời thể hiện sự ủng hộ trong việc bảo vệ quần đảo Senkaku của Nhật trên biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

"Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào vi phạm chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku", hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật cho biết trong tuyên bố.

Về vấn đề Đài Loan, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật đều "nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định và hòa bình trên eo biển Đài Loan và kêu gọi sử dụng phương thức giải quyết hòa bình đối với các vấn đề tại Đài Loan".

Ông Biden và ông Suga cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về những cáo buộc vi phạm nhân quyền tại khu vực Tân Cương và căng thẳng leo thang ở Hồng Kông. Hai nhà lãnh đạo cũng lên án tình trạng bạo lực do quân đội và cảnh sát Myanmar gây ra đối với dân thường sau cuộc đảo chính ngày 1/2 và kêu gọi nước này nhanh chóng thiết lập trở lại nền dân chủ.

Về vấn đề Triều Tiên, hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm theo đổi việc phi hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triền Tiên, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng đã nối lại thử nghiệm tên lửa đạn đạo vào tháng trước sau một năm im ắng.

Dù mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng căng thẳng do mâu thuẫn trong việc bồi thường chiến tranh, ông Suga và Biden đều đồng tình rằng hợp tác ba bên với Seoul là "điều cần thiết cho an ninh và thịnh vượng chung".

4,5 TỶ USD TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC SỐ

Trong lĩnh vực kinh tế, hai quốc gia dự định thúc đẩy hợp tác nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng chíp bán dẫn an toàn để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các linh kiện tối quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật cam kết đầu tư tổng cộng 4,5 tỷ USD để tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực số, bao gồm 5T và các mạng di động thế hệ mới. Lĩnh vực này ghi nhận sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Biden cho biết sẽ đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ngay sau khi nhậm chức, ông Biden đã đảo ngược quyết định rút khỏi Hiệp định Paris của người tiền nhiệm Donald Trump, đồng thời tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh nhằm kêu gọi các nền kinh tế lớn chung tay chống biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (thứ 2 bên phải) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) tại Nhà Trắng ở Washington vào ngày 16/4 - Ảnh: Kyodo

Tại hội đàm, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung cũng bày tỏ quan ngại về tình trạng phân biệt chủng tộc và bảo lực nhằm vào người châu Á tại Mỹ.

Về việc tổ chức Thế vận hội Tokyo Olympics vào năm sau, ông Biden khẳng định ủng hộ Nhật Bản đổ chức giải đấu an toàn.

Trước thượng đỉnh, Nhà Trắng đã thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho những người tham dự, bao gồm xét nghiệm, giãn cách xã hội và không tổ chức các bữa tiệc xã giao.

Tại cuộc gặp, ông Suga đã mời cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris vào một ngày sớm nhất. Thủ tướng Nhật dự kiến rời Washington vào ngày 18/4.

Ngọc Trang

Nguồn VnEconomy: http://vneconomy.vn/thuong-dinh-my-nhat-cam-ket-hop-tac-giai-quyet-thach-thuc-tu-trung-quoc-trieu-tien-20210417151542909.htm