Thuốc nào trị giời leo?

Bệnh giời leo (hay zona) nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng như nhiễm trùng, đau dây thần kinh, seo.

Tôi thấy đau rát và ngứa ở bên sườn, vạch lên thấy nổi lên những dải bóng nước nhỏ. Có phải tôi bị giời leo không? Có thuốc nào để trị?

Dược sĩ Nguyễn Thu Giang tư vấn:

Bệnh giời leo là một bệnh lây do virus gây ra, tấn công chủ yếu lên da và các dây thần kinh ở da. Vì vậy, đau là triệu chứng chính của bệnh (do các rễ thần kinh bị tổn thương). Tùy từng trường hợp có khi chỉ hơi đau, có khi đau vừa hoặc đau rất dữ dội (nhất là ở những người già).

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác ngứa, căng, bỏng, nhức ở một bên cơ thể. Thông thường, sau khi cơn đau xuất hiện vài ngày, các dải ban nổi, tấy đỏ, phồng lên những mụn nước ở ngay vị trí đau.

Việc dùng thuốc thích hợp sẽ giúp kiểm soát nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh. Ảnh: Hello Bacsi.

Việc dùng thuốc thích hợp sẽ giúp kiểm soát nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh. Ảnh: Hello Bacsi.

Bệnh có thể phát triển thành dịch vào mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc. Ngoài ra, việc sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm, đồ dùng cá nhân,... với người bệnh cũng dễ bị lây nhiễm.

Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp thường không gây biến chứng. Tuy nhiên, điều trị không đúng phương pháp có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, đau dây thần kinh sau zona, để lại sẹo.

Điều trị zona chủ yếu là điều trị triệu chứng. Việc dùng thuốc đúng, thích hợp sẽ giúp kiểm soát nhiễm trùng, giảm viêm, giảm đau và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.

Một số thuốc được dùng trong bệnh này là thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir, valacyclovir (có tác dụng làm chậm phát ban của bệnh, giảm nguy cơ bị các biến chứng, cần dùng sớm trong vòng 72 giờ ngay sau khi có triệu chứng).

Thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen (giúp giảm đau dây thần kinh). Một số thuốc khác như thuốc kháng sinh (dùng khi bội nhiễm vi khuẩn), thuốc chống trầm cảm, kem bôi ngoài,... có tác dụng làm giảm sự khó chịu của người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp của anh, nên đi khám để được dùng thuốc phù hợp, bệnh sẽ nhanh lành.

Biến chứng do lăn kim làm đẹp da Khoa Da liễu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị biến chứng sau khi lăn kim tại các cơ sở thẩm mỹ trôi nổi, khiến da bị tổn thương nặng nề.

Theo DS. Nguyễn Thu Giang / Sức khỏe Đời sống

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/thuoc-nao-tri-gioi-leo-post963035.html