Thuốc chữa viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em nếu không được điều trị đúng, kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy dùng thuốc như thế nào?

1. Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm... Từ đó tác động trực tiếp đến chức năng trao đổi khí và các biến chứng khác có thể xuất hiện.

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm.

Viêm phổi ở trẻ là tình trạng nhiễm khuẩn ở phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: Nhiễm trùng huyết, tràn mủ màng phổi, viêm màng não, hội chứng suy hô hấp cấp, tràn dịch màng tim, trụy tim, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm khớp,…

2. Dùng thuốc trị như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm phổi ở trẻ em mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị.

Hướng đẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà: Cách cho trẻ uống thuốc, các nuôi dưỡng, cách làm thông thoáng mũi, theo dõi và phát hiện các dấu hiệu nặng để đưa đến khám lại ngay.
Khi viêm phổi do virus, thường không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp kiểm soát triệu chứng. Không nên sử dụng thuốc ức chế ho có chứa codeine hoặc dextromethorphan, vì ho giúp làm sạch chất tiết quá mức do nhiễm trùng. Viêm phổi do virus thường cải thiện sau vài ngày, mặc dù ho có thể kéo dài trong vài tuần.
Trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh phải dùng theo liệu trình và liều lượng cụ thể được khuyến cáo. Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc sớm, bởi vi khuẩn chưa được tiêu diệt triệt để, khiến nhiễm trùng có thể quay trở lại...

Lưu ý, không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Viêm phổi thường gây sốt ở trẻ.

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp khác, nên thường không được điều trị đúng cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng của bệnh viêm phổi, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.1. Dùng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cho trẻ cần lưu ý:

Chỉ dùng kháng sinh khi trẻ bị nhiễm khuẩn, theo chỉ định của bác sĩ. Dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng và đủ liều.

Trẻ dưới 5 tuổi: Có thể uống một trong các kháng sinh sau: Amoxicillin hoặc amoxicillin – clavulanic. Thời gian điều trị 5-7 ngày.

Với trẻ dị ứng với nhóm Beta – lactam hoặc nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình thì dùng nhóm macrolid (azithromycin, clarithromycin hoặc erythromycin).

Trẻ trên 5 tuổi: Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình rất thường gặp. Kháng sinh lựa chọn ban đầu là nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromyci). Thời gian điều trị 7 - 10 ngày. Riêng azithromycin có thể dùng 5 ngày.

2.2. Vệ sinh mũi

Cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, hoặc nước muối dạng phun sương nhằm làm thông thoáng đường thở.

2.3. Thuốc ho

Ho là phản xạ giúp tống dịch đờm và các dị vật ra khỏi đường hô hấp; đồng thời làm sạch đường thở giúp trẻ có thể thở dễ dàng. Do đó, với trẻ ho vừa phải không nên dùng thuốc ức chế các cơn ho để kìm hãm các phản xạ có lợi này.

Với trẻ ho quá nhiều có thể dùng thuốc long đờm, làm loãng đờm...

Trẻ mắc viêm phổi cần được điều trị kịp thời, đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm.

2.4. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Có thể dùng thuốc paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần cách mỗi 6 giờ để hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5ºC và có biểu hiện khó chịu. Lưu ý, tránh tăng liều vì có thể gây ảnh hưởng gan, thận.

Có thể sử dụng Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt. Không dùng aspirin cho trẻ, vì có thể gây ra Hội chứng Reye. Hội chứng Reye có thể gây bệnh lý nguy hiểm ở não và gan, có nguy cơ gây tử vong ở trẻ.

2.5. Bù nước và điện giải

Có thể cho trẻ uống dung dịch oresol hoặc hydritre. Lưu ý, cần pha đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định của bác sĩ.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông báo với bác sĩ nếu trẻ:

Sốt kéo dài hơn vài ngày dù đã dùng kháng sinh.
Sốt biến mất và sau đó quay trở lại sau một vài ngày.
Khó thở.
Tăng sự thờ ơ và buồn ngủ, li bì, ngủ gà.
Bằng chứng về tình trạng nhiễm trùng ở những nơi khác trên cơ thể: Đỏ, sưng khớp, đau xương, cứng cổ, nôn mửa hoặc các triệu chứng hoặc dấu hiệu mới khác.

Xem thêm video đang được quan tâm:

BS. Nguyễn Văn Hùng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn//thuoc-chua-viem-phoi-o-tre-em-169220120131958865.htm