Thực phẩm gây hại gan chúng ta vẫn ăn hàng ngày

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Gan có nhiệm vụ xử lý và giải phóng chất độc, cung cấp năng lượng, làm sạch máu, điều chỉnh hormone và thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng khác. Khi chức năng gan suy yếu, tính mạng con người sẽ bị đe dọa. Việc chọn và tránh thực phẩm gì cho gan đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gan.

Tránh thực phẩm gây hại cho gan đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gan

Tránh thực phẩm gây hại cho gan đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ gan

Thịt đỏ. Protein có trong thịt đỏ là cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy cắt giảm lượng thịt đỏ sẽ giúp bảo vệ gan. Nếu bạn là một người khỏe mạnh, gan có thể dễ dàng phá vỡ các protein trong thịt đỏ. Nhưng nếu đã có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, thì gan sẽ khó khăn trong việc chuyển hóa protein trong thịt đỏ. Khi suy giảm khả năng chuyển hóa protein của gan, các protein dư thừa có thể trở thành độc hại và ảnh hưởng não, gây chóng mặt và mệt mỏi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi chẩn đoán bị bệnh gan.

Thịt nguội. Các loại thịt nguội, thịt xông khói, thịt chế biến sẵn có hàm lượng muối cực kỳ cao, có thể gây hại cho gan. Nhiều loại thịt chế biến sẵn chứa chất béo không lành mạnh, có thể tạo nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Muối. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn. Lượng muối ăn vào tăng lên có liên quan đến huyết áp cao, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa.

Trái cây sấy khô. Trái cây khô thường có hàm lượng đường rất cao, gây hại cho gan. Đặc biệt, trái cây sấy khô có hàm lượng đường fructoza cao, là một loại đường không phân hủy trong cơ thể theo cách như các loại đường khác, kết quả phân hủy này có thể dẫn đến tăng tình trạng viêm gan và gan nhiễm mỡ.

Đồ uống có đường. Ngay cả khi bạn không uống rượu, nếu bạn uống đồ uống có nhiều đường vẫn có thể góp phần làm giảm chức năng gan. Tương tự như trái cây sấy khô, đồ uống có đường thường có hàm lượng đường fructoza cao. Nghiên cứu cho thấy dùng nhiều fructose không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, mà còn có thể dẫn đến tổn thương gan.

Chất béo. Lượng chất béo dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn chất béo nhiều làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh mạn tính như tiểu đường tuýp 2, kháng insulin, bệnh mạch vành, bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh gout, sỏi mật, ung thư đại tràng, ngưng thở khi ngủ...

Rau quả đóng hộp. Rau quả đóng hộp thuận tiện để cất giữ và sử dụng khi cần thiết, nhưng tương tự như thịt chế biến sẵn, các đồ hộp có chứa rất nhiều muối với tác dụng như là chất bảo quản, và không tốt cho gan. Nếu bạn muốn dự trữ rau quả, nên chọn rau quả chế biến đông lạnh thay vì chọn rau quả đóng hộp.

Măng tươi. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Gừng. Gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

Tỏi. Vì chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

Gia Bảo

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thuc-pham-gay-hai-gan-chung-ta-van-an-hang-ngay-post446172.antd