Thực phẩm 'đại kị' thịt lợn, kết hợp dễ ngộ độc, hao hụt dinh dưỡng

Thịt lợn là món ăn thông dụng nhất trong các gia đình. Tuy vậy, có những thực phẩm 'đại kỵ' với thịt lợn, tùy tiện kết hợp có thể gây ngộ độc, hao hụt dinh dưỡng.

Thịt lợn dễ chế biến thành nhiều món ngon như luộc, rang, chiên, nướng, kho… phù hợp với trẻ em đến người già.

Thịt lợn dễ chế biến thành nhiều món ngon như luộc, rang, chiên, nướng, kho… phù hợp với trẻ em đến người già.

Bên cạnh đó, thịt lợn còn có đủ các thành phần dinh dưỡng. Nó là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Ước tính, 100g thịt lợn nạc chứa 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1,5mg sắt, 2,5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri...

Là món ăn thông dụng song có những thực phẩm “đại kỵ” với thịt lợn nhiều người không biết. Kết hợp chúng với nhau có thể gây ngộ độc, hao hụt dinh dưỡng món ăn.

Thịt lợn “kỵ” thịt bò, trâu và dê. Thịt bò, trâu và dê là thực phẩm “đại kỵ” với thịt lợn. Theo Đông y, thịt lợn tính hàn trong khi thịt bò tính ôn. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hạn chế thế mạnh của nhau. Chính vì thế, giá trị dinh dưỡng trong hai loại thịt này sẽ không được cơ thể hấp thụ một cách tối đa.

Trong khi đó, thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn dễ sinh chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do đó, các bà nội trợ không nên kết hợp chúng với nhau.

Thịt chim. Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim sẻ). Khi kết hợp, món ăn gây hình thành các hắc tố, gây sạm da, thâm da, đen da mặt.

Trong khi đó, thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.

Gan dê. Kết hợp thịt lợn và gan dê cũng không phải là lựa chọn sáng suốt. Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi gây, hoi. Khi xào với thịt lợn, nó sẽ tạo ra mùi khó chịu, làm mất hương vị của món ăn.

Rau mùi. Theo Đông y, rau mùi tính ôn, hao khí; thịt lợn có tính hàn, ích khí. Nếu kết hợp hai thực phẩm này cùng nhau sẽ khiến cơ thể đối diện tình trạng chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Gừng tươi. Nhiều người sử dụng gừng ướp để khử mùi tanh của thịt lợn. Tuy nhiên, đây là hai nguyên liệu tương khắc. Theo Đông y, thịt lợn có tính thủy và gừng sống có tính hỏa. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này vào một món ăn sẽ xảy ra tương khắc, sinh chứng phong thấp, nổi nốt khó chịu.

Đậu tương. Đậu tương rất giàu dinh dưỡng, chứa tới 60-80% là phốt pho. Kết hợp thịt lợn với đậu tương, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt heo, đặc biệt là thịt lợn nạc. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: “Thịt lợn 1 nắng” - sáng kiến của bà nội trợ ngày nắng nóng. Nguồn: VTC14.

Định Tâm

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/dinh-duong-thuoc/thuc-pham-dai-ki-thit-lon-ket-hop-de-ngo-doc-hao-hut-dinh-duong-1535448.html