Thực hư vụ 'thiên nga trắng' Tu-160 khiến 'quái điểu' F-35 hụt hơi

Truyền thông quốc tế vừa đăng tải vụ việc, bị 2 tiêm kích F-35 của Na Uy áp sát, máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga đã đẩy vận tốc lên mức siêu thanh, nhẹ nhàng 'cắt đuôi' chúng. Thực hư chuyện này ra sao?

Theo các nguồn thông tin Nga và nước ngoài, hoạt động thường lệ của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 "Thiên nga trắng" gần biên giới Na Uy đã dẫn đến nỗ lực của các máy bay chiến đấu NATO nhằm ngăn chặn oanh tạc cơ Nga.

Theo các nguồn thông tin Nga và nước ngoài, hoạt động thường lệ của máy bay ném bom chiến lược Tu-160 "Thiên nga trắng" gần biên giới Na Uy đã dẫn đến nỗ lực của các máy bay chiến đấu NATO nhằm ngăn chặn oanh tạc cơ Nga.

Nguồn tin cho biết, khi nhận ra chiếc Tu-160 của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga tiến gần vùng trời do mình kiểm soát, biên đội 2 chiếc tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II của Không quân Na Uy đã cất cánh.

Tuy nhiên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của NATO đã không thể kèm sát Tu-160, khi phi hành đoàn Nga chuyển chế độ bay siêu thanh, khiến 2 chiếc tiêm kích nói trên bị bỏ lại phía sau chỉ trong vài phút.

“Khá bất ngờ, các phi công Nga đã tăng tốc và thoát khỏi những máy bay truy đuổi bằng cách bật bộ đốt sau của động cơ. F-35 NATO lập tức rớt lại”, hãng tin Trung Quốc Sina mô tả.

Các hãng tin còn bình luận thêm rằng sự việc trên khá giống một tình huống tương tự xảy ra gần không phận Nhật Bản.

Khi đó máy bay ném bom chiến lược của Nga khi đó đã phát hiện sự tiếp cận của tiêm kích F-35 thuộc Không quân Mỹ đang theo kèm và nhanh chóng tìm cách thoát khỏi kẻ bám đuôi.

Phi công lái oanh tạc cơ lập tức bật chế độ tăng lực trên động cơ, vì tốc độ tối đa của F-35 chỉ là Mach 1,6 nên chúng không thể đuổi kịp chiếc Tu-160 có tốc độ Mach 2.

Tuy nhiên hiện tại chưa có bình luận nào từ phía Nga và NATO về vụ chạm trán mới đây giữa Tu-160 với F-35 gần không phận Na Uy, ngoài ra sự kiện trong quá khứ cũng đã bị chính giới chức quân sự tại Moskva bác bỏ.

Không chỉ có vậy, nhiều chuyên gia quân sự lập tức còn chỉ ra sự bất hợp lý của kịch bản trên và khẳng định đó chỉ là sự tưởng tượng của một số “nhà biên kịch nghiệp dư”.

Cụ thể, mặc dù Tu-160 có tốc độ siêu thanh nhưng nếu nó bật tăng lực để đẩy vận tốc lên mức tối đa thì chỉ vài phút sau là hết nhiên liệu và dĩ nhiên không thể hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí chẳng thể quay về căn cứ.

Trong khi đó mặc dù vận tốc lớn nhất của F-35 chỉ là Mach 1,6 nhưng nó lại có khả năng bay hành trình siêu âm, tức là kể cả có bị bỏ lại thì vài phút sau cũng sẽ bắt kịp mục tiêu lúc đó đã phải tắt tăng lực để trở về tốc độ kinh tế khoảng 500 km/h.

Những “huyền thoại” được sáng tác về các lần đối đầu giữa lực lượng vũ trang Nga và Mỹ còn có sự kiện nổi tiếng hơn, khi báo chí tại Moskva từng tuyên bố oanh tạc cơ Su-24 đã chế áp điện tử khu trục hạm USS Donald Cook, khiến thủy thủ hoảng sợ và phải xin giải ngũ.

Tuy nhiên sau đó chính các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga đã bác bỏ thông tin trên, họ khẳng định không thể có chuyên Su-24 chế áp được USS Donald Cook mà chỉ có thể xảy ra tình huống ngược lại.

Lý do là bởi các thiết bị điện tử mà Su-24 mang theo có công suất nhỏ hơn rất nhiều lần do với khí tài tích hợp trên tàu chiến Mỹ, và nó chỉ có vai trò tự vệ chứ không phải dùng để tấn công.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-thuc-hu-vu-thien-nga-trang-tu-160-khien-quai-dieu-f-35-hut-hoi-post464639.antd