Thực hư việc tàu thăm dò của NASA phát hiện 'mái vòm ngoài hành tinh' trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Curiosity của NASA được cho là đã vô tình làm lộ hình ảnh mái vòm ngoài hành tinh trên bề mặt Sao Hỏa, một chuyên gia UFO đưa ra tuyên bố kỳ lạ.

Hình ảnh được cho là của mái vòm ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Hình ảnh được cho là của mái vòm ngoài hành tinh trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Curiosity của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là một tàu thăm dò không gian không người lái, được chế tạo để kiểm tra miệng núi lửa Gale trên Sao Hỏa như một phần của nhiệm vụ khám phá Hành tinh Đỏ.

Kể từ khi Curiosity hạ cánh trên sao Hỏa gần 7 năm trước, tàu đã sống sót trong điều kiện khắc nghiệt để khám phá một khu vực rộng khoảng 21km. Vào thời điểm đó, Curiosity đã thực hiện một khám phá mang tính bước ngoặt, tiết lộ bằng chứng về nước trên Sao Hỏa.

Tuy nhiên, một nhà lý thuyết âm mưu tin vào sự sống sống ngoài hành tinh cho rằng NASA đã phát hiện ra bằng chứng về một thứ thậm chí còn khó tin hơn - một mái vòm ngoài hành tinh được xây dựng trên bề mặt Sao Hỏa. Phát biểu trên blog ET DataBase.com, ông Scott Waring cho biết: “Đây là bức ảnh chụp mới nhất từ sao Hỏa. Ngôi nhà cổ này đã tồn tại trước thử thách của thời gian. Tôi từng nói về mái vòm này khi nó ở xa hơn, nhưng chưa bao giờ tôi thấy nó gần như vậy".

Sau đó, ông Waring đã suy đoán về mục đích của căn cứ được cho là của người ngoài hành tinh, rất khó nhận biết được vì nó nằm lẫn trong các mảnh vụn đá dọc theo khung cảnh hoang vắng. Ông nói: “Mặt phẳng phản chiếu của nó cho thấy nó được chế tạo để phản xạ nhiệt và giữ cho nội thất mát mẻ. Có vẻ như người điều khiển con tàu của NASA đang lái theo hướng này. Tôi có thể thấy một lối vào hoặc chữ viết cổ trên tường của nó khi đóng lại”.

Trước đây, một số người quan tâm đến sứ mệnh của Curiosity đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng của họ đối với tốc độ chậm của con tàu, ít hơn 4 km một năm. Tuy nhiên, lời giải thích hợp lý là cảnh quan sao Hỏa cực kỳ nguy hiểm và NASA không thể cho phép bất kỳ thiệt hại không cần thiết nào xảy ra với dự án trị giá 2,5 tỷ USD của họ.

Tàu Curiosity đắt đỏ trị giá 2,5 tỷ USD của NASA. Ảnh: Getty

Curiosity được thiết kế với hệ thống treo rocker-bogie cho phép các bánh xe trèo qua các vật thể lớn hơn bản thân bánh xe đó. Điều đó có nghĩa là nó phải va vào vật thể, đá hệ thống treo để đẩy các bánh xe qua vật thể và sau đó xử lý việc thả xuống ở phía bên kia.

Các kỹ sư của NASA, cần phải tính toán cho cả những cú sốc riêng lẻ và thiệt hại tích lũy có thể gây ra bởi nhiều cú sốc nhỏ theo thời gian. Điều quan trọng hơn là Curiosity có thể tự vượt qua một chướng ngại vật thay vì chỉ cần di chuyển nhanh chóng, vì vậy động cơ của Curiosity hướng đến mô-men xoắn hơn là tốc độ. Và với sự chậm trễ về thời gian thu nhận tín hiệu, NASA cần đảm bảo nếu có sự cố bất ngờ xảy ra, bộ điều khiển chuyến bay có thời gian để phản ứng lại.

Curiosity cuối tháng trước đã phát hiện lượng khí mê-tan tương đối cao, một loại khí cho thấy sự hiện diện của các dạng sống ngoài hành tinh cơ bản. Tuy nhiên, một thí nghiệm theo dõi nhanh chóng cho thấy mức độ mê-tan đã giảm mạnh, với chưa đến 1 phần tỷ theo thể tích được phát hiện.

Ông Ashwin Vasavada, nhà khoa học dự án của NASA Curiosity cho biết: "Bí ẩn mê-tan vẫn tiếp tục. Chúng tôi có động lực hơn bao giờ hết để tiếp tục đo lường và kết hợp bộ não phân tích nhằm để tìm ra cách thức khí mê-tan hoạt động trong bầu khí quyển Sao Hỏa".

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/thuc-hu-viec-tau-tham-do-cua-nasa-phat-hien-mai-vom-ngoai-hanh-tinh-tren-sao-hoa-a282907.html