Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ?

Khóc là hành động báo hiệu cho bạn biết rằng thai nhi đang khó chịu, cần sự giúp đỡ hoặc sức khỏe của bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Thực hư việc thai nhi khóc trong bụng mẹ

Không ít mẹ bầu đã “tá hỏa” khi nghe thấy âm thanh tiếng khóc được cho là giống của trẻ sơ sinh phát ra từ bụng mình. Cho tới ngày này, dù y học đã phát triển rất hiện đại với nhiều khám phá kỳ diệu về cơ thể con người nhưng chuyện thai nhi phát ra tiếng khóc từ trong bụng mẹ vẫn là một điều bí ẩn. Nếu như trước kia, người ra thường tin rằng tính cách và cảm xúc của con người chỉ phát triển sau khi chào đời, thì những nghiên cứu hiện nay lại cho thấy rất nhiều thông tin rất khác lạ.

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Archives of Disease in Childhood, nghiên cứu thực hiện với thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc cocaine ở tam cá nguyệt thứ ba. Các nhà nghiên cứu theo dõi thai nhi bằng một thiết bị phát ra âm thanh êm ái gắn trên bụng của người mẹ. Sau đó, họ thấy rằng xảy ra hiện tượng thai nhi khóc trong bụng mẹ khi âm thanh bị ngừng.

Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. (Ảnh minh họa)

Từ trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng thai nhi thực hiện những hành vi có liên quan đến việc khóc là hít vào và mở miệng trong khi hạ lưỡi xuống, sau đó thở mạnh ra. Trong nghiên cứu, có ít nhất 10 trường hợp thai nhi khóc trong bụng mẹ được phát hiện.

Khi nào thai nhi có thể khóc?

Thai nhi cần phải đáp ứng tất cả yêu cầu về sự phát triển thì mới có khả năng khóc. Ví dụ, sau 20 tuần, thai nhi có thể phối hợp các chuyển động thở như mở hàm, rung cằm và mở rộng lưỡi. Vào giữa thai kỳ, bé mới bắt đầu thực hiện kỹ năng nuốt. Vào tuần thứ 24, thai nhi có khả năng tạo ra tiếng động và thực hiện phản ứng đáp lại với môi trường xung quanh.

Video: Người phụ nữ 43 tuổi mang thai đứa con thứ 21 (Nguồn: VTC14)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/thuc-hu-chuyen-thai-nhi-khoc-trong-bung-me-d137785.html