Thực hư chuyện di dời ga đẹp thứ nhì Đông Dương gần 90 năm tuổi

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin đề cập việc di dời ga Nha Trang. Là di sản quan trọng và nhạy cảm của thành phố Nha Trang, trong điều kiện thời gian qua, một số di sản, thắng cảnh tại địa phương bị xâm hại, thông tin này thu hút sự quan tâm lớn của người dân và dư luận. Vậy thực hư việc di dời ga Nha Trang ra sao?

Kiến trúc cổ và di tích lịch sử

Ga Nha Trang được khánh thành năm 1936, là một trong những ga chính trên tuyến đường sắt Bắc- Nam, cách Hà Nội hơn 1.300 km.

Nhà ga mang nét kiến trúc Châu Âu, cùng với không gian hài hòa xung quanh, ga Nha Trang từng được coi là ga đẹp thứ nhì Đông Dương, chỉ sau ga Đà Lạt.

Ga Nha Trang được khánh thành năm 1936, là một trong những ga chính trên tuyến đường sắt Bắc- Nam.

Ga Nha Trang được khánh thành năm 1936, là một trong những ga chính trên tuyến đường sắt Bắc- Nam.

Nhà ga mang nét kiến trúc Châu Âu, một trong số ít kiến trúc hiếm hoi còn sót lại của thành phố biển.

Nơi đây, vào rạng sáng ngày 23/10/2945, quân và dân Khánh Hòa đã anh dũng nổ súng tấn công thực dân Pháp xâm lược, mở đầu mặt trận Nha Trang, Khánh Hòa trong trận chiến suốt 101 ngày đêm (23/10/1945- 2/2/1946), gắn với tên tuổi Võ Văn Ký- Đại đội trưởng Đại đội tự vệ Nha Trang, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.

Ga Nha Trang còn là di tích lịch sử gắn với trận chiến suốt 101 ngày đêm quân và dân Khánh Hòa đã anh dũng nổ súng tấn công thực dân Pháp xâm lược, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.

Cho đến ngày nay, ga Nha Trang cơ bản vẫn còn giữ được kết cấu và kiến trúc cũ. Đây là ga kỹ thuật hỗn hợp khách - hàng. Gắn với nhà ga là cung đường sắt vòng hình bóng đèn. Tổng diện tích đất nhà ga, bao gồm khu vực bên trong cung đường hình bóng đèn là 14,8 ha.

Dứt khoát phải bảo tồn ga Nha Trang

Theo quyết định Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2012, phần đường sắt sẽ cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất qua Nha Trang, ga Nha Trang trở thành ga hành khách, xây dựng ga hàng hóa mới ngoài khu vực trung tâm thành phố.

Trao đổi với Phóng viên Bảo vệ pháp luật, ông Nguyễn Văn Dần- Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Khánh Hòa cho biết, trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Bộ GTVT đã đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Tập đoàn thương mại Tuấn Dung (Công ty Tuấn Dung, trụ sở tại Hà Nội) được nghiên cứu, khảo sát, đề xuất phương án di dời ga hàng hóa ra khu vực ngoại thành thuộc xã Vĩnh Trung, Nha Trang, ở vị trí quy hoạch có diện tích 27ha. Kinh phí nghiên cứu do doanh nghiệp tử bỏ ra.

Gắn với nhà ga là cung đường sắt vòng hình bóng đèn. Tổng diện tích đất nhà ga, bao gồm khu vực bên trong cung đường hình bóng đèn là 14,8 ha...

... trong đó phần lớn diện tích đã trở thành khu dân cư với hàng ngàn hộ dân sinh sống.

Ông Dần nhấn mạnh, chỉ di dời ga Hàng Hóa, ga Nha Trang vẫn là ga hành khách.

Ga Nha Trang được cải tạo theo hướng cắt cung đường sắt hình bóng đèn phía trong ga để trở thành ga cụt và quay đầu tàu trên bàn quay như ga Đà Nẵng.

Vị trí đường sắt vào ga, cắt qua đường Lê Hồng Phong, Nha Trang, có hai hướng, hình thành cầu đường bộ vượt đường sắt hoặc hầm chui, đường sắt chui qua đường bộ, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông khi có tàu chạy qua.

Vị trí đường sắt vào ga, cắt qua đường Lê Hồng Phong, Nha Trang, có hai hướng, hình thành cầu đường bộ vượt đường sắt hoặc hầm chui, đường sắt chui qua đường bộ, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông khi có tàu chạy qua.

“Nói tới việc di dời ga Nha Trang là người ta nghĩ sẽ phá dỡ ga và lấy đất kinh doanh. Dứt khoát ga Nha Trang sẽ không bỏ, phải được bảo tồn.”- Ông Dần khẳng định.

Với những giá trị về kiến trúc và lịch sử, ga Nha Trang sẽ được bảo tồn.

Đối với phương án sử dụng quỹ đất bên trong cung đường hình bóng đèn sau khi được giải tỏa, ông Dần cho biết, đất được sử dụng theo quy hoạch chung thành phố Nha Trang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện theo Luật Quy hoạch.

Tuy nhiên, ông Dần lưu ý, đây chưa phải là dự án cấp bách cần kêu gọi đầu tư. Công việc hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đề xuất xem tính khả thi như thế nào. Việc đầu tư dự án trên quỹ đất giải tỏa, nếu có trong tương lai cũng phải thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, theo quy định.

Văn Nguyễn

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/kinh-te/do-thi-xay-dung/thuc-hu-chuyen-di-doi-ga-dep-thu-nhi-dong-duong-gan-90-nam-tuoi-83187.html