Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Quan tâm khuyến học, khuyến tài

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người căn dặn: 'Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết'. Trước sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế và bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Di chúc Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa thiết thực.

Kế thừa và pháthuy truyền thống của Cố đô Hoa Lư ngàn năm văn hiến, hiếu học, trọng hiền tài;thực hiện theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, tỉnh taluôn quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệptrồng người. Chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của tỉnh Ninh Bình khôngngừng được nâng cao. Nhiều năm liền, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổthông, kết quả điểm bình quân các môn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của họcsinh Ninh Bình luôn thuộc tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước. Có được những kết quảđó, có sự đóng góp quan trọng và nổi bật của công tác khuyến học, khuyến tài.

Trong công táclãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên quan tâmchỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội khuyến học hoạt động.Trong đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU về tăng cườngsự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xâydựng xã hội học tập. Tổ chức Hội khuyến học các cấp ngày càng được củng cố vàphát triển; tập hợp được một đội ngũ đông đảo những giáo viên, những trí thứcđã về hưu và cả một số đang công tác rất tâm huyết với sự học, với giáo dục,nhờ đó khuyến học đã “ăn sâu bám rễ” trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng,toàn xã hội.

Phong trào thiđua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã đượcquan tâm đẩy mạnh và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều mô hình hoạt động khuyến học, khuyếntài cũng đã được triển khai và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, điển hình làmô hình “Dòng họ hiếu học”. Các “Dòng họ hiếu học” đã dần trở thành chỗ dựa, lànguồn động viên, tiếp sức cho các phong trào khuyến học ở cơ sở. Tiêu biểu nhưdòng họ Nguyễn Tử ở xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình); dòng họ Phạm Đình,Nguyễn Thế ở xã Ninh Hòa (Hoa Lư); dòng họ Trần ở Lai Thành (Kim Sơn); dòng họTrịnh Duy, họ Ninh ở huyện Yên Mô; họ Vũ, họ Đỗ ở Yên Khánh, dòng họ Hà ở thịtrấn Nho Quan (Nho Quan); dòng họ Nguyễn ở Gia Trấn (Gia Viễn). Đã có trên1.600 khu dân cư đăng ký xây dựng khudân cư khuyến học; hơn 70% số gia đình và trên 50% dòng họ, cộng đồng đăng kýđã đạt chuẩn công tác khuyến học. Các mô hình này vừa có tác dụng động viên mọingười học tập, vừa hỗ trợ tích cực cho các nhà trường trong giảng dạy và giáodục học sinh, góp phần giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độtuổi và phổ cập trung học cơ sở.

Để xây dựng xãhội học tập, việc phát triển các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) được cảhệ thống chính trị tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển. Đến nay, 100%xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã có TTHTCĐ, tạo điều kiện cho mọingười dân được học tập, nâng cao dân trí, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phụcvụ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn. Phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong cán bộ, công chức, viên chức,lực lượng vũ trang được đẩy mạnh, bước đầu đã hình thành được hệ thống giáo dụcngoài nhà trường, đặt nền móng cho một xã hội học tập ở địa phương.

Một trong điểmnổi bật của công tác khuyến học, khuyến tài của tỉnh là đã thực hiện hiệu quảviệc đẩy mạnh xã hội hóa. Tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đâùtư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo; thường xuyên đẩy mạnh việc triển khai chủtrương xã hội hóa giáo dục, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mua sắmphương tiện, trang thiết bị phục vụ dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó là quan tâm vận động xây dựngQuỹ Khuyến học, khuyến tài (KHKT); tiêu biểu là Quỹ KHKT Đinh Bộ Lĩnh ra đời từtháng 3/2012 qua một số năm đã khẳng định vị trí quan trọng trong phong tràokhuyến học, khuyến tài của tỉnh bởi sự thiết thực, ý nghĩa nhân văn sâu sắctrong việc khích lệ, động viên những học sinh, sinh viên là con em tỉnh NinhBình học giỏi xuất sắc, có tài năng, năng khiếu đặc biệt tiếp tục nỗ lực họctập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện bản thân.

Đến nay, Quỹ đã dành trên 6 tỷđồng trực tiếp khen thưởng cho trên 1.230 học sinh, sinh viên đạt thành tíchxuất sắc và hàng nghìn em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vươn lênhọc giỏi; đồng thời Quỹ đã tài trợ và ủng hộ gần 4 tỷ đồng cho các Quỹ Khuyếnhọc, khuyến tài của các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, Hội Khuyến học tỉnh cóQuỹ khuyến học Trương Hán Siêu; huyện Nho Quan có Quỹ khuyến học Lương VănThăng; huyện Kim Sơn có Quỹ khuyến học Nguyễn Công Trứ; huyện Yên Khánh có Quỹkhuyến học Vũ Duy Thanh; huyện Yên Mô có Quỹ khuyến học Tạ Uyên; thành phố TamĐiệp có Quỹ khuyến học Ngô Thì Nhậm. Nhiều địa phương, cơ quan, trường học, cácđơn vị, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang hưởng ứng phong trào thi đua khuyếnhọc toàn tỉnh phát động, dành nguồn tiết kiệm chi, nguồn an sinh xã hội để tặngnhững phần quà thiết thực cho học sinh vùng khó, các xã, thôn kết nghĩa; tổchức tuyên dương, động viên con em cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị đạtnhiều thành tích nổi bật trong học tập.

Có thể khẳng địnhviệc quan tâm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài đã góp phần nâng cao dântrí và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; đặc biệt là gópphần giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành lớp người mới, những công dân cóích, người cách mạng chân chính, trung với nước, hiếu với dân, yêu thương conngười, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; suốt đời trung thành và phấn đâúcho sự nghiệp cách mạng, vì Tổ quốc, vì nhân dân... theo Di chúc và những lơìdạy, mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Lê Chung

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thyc-hien-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-quan-tam-khuyen-hoc-khuyen-tai-20190524082257439p4c31.htm