Thực hiện Di chúc của Bác Hồ về xây dựng Đảng chính là chống tham nhũng

Phân tích từ những nội dung trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, vấn đề phải tập trung trong công tác xây dựng Đảng hiện nay chính là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực...

Thực hiện di chúc của Bác về xây dựng Đảng chính là chống tham nhũng!

Phân tích từ những nội dung trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, vấn đề phải tập trung trong công tác xây dựng Đảng hiện nay chính là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực...

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng

Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, những nội dung của Di chúc về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng được đánh giá vẫn nguyên tính thời sự. Là người nghiên cứu sâu sắc lịch sử Đảng nhiều chục năm qua, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc phân tích, trong Di chúc, riêng phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Bác Hồ đề cập 4 vấn đề lớn.

Trước hết, Bác đặt ra yêu cầu giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng “như giữ gìn con ngươi trong mắt mình”.

Vấn đề thứ hai Bác đề cập là việc thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Theo Bác, đó là cách tốt nhất để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điễm, cũng là cách giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng.

Thứ ba, trong Di chúc, Bác căn dặn nêu cao trách nhiệm của cán bộ Đảng viên. Nội dung này Bác nhấn mạnh trong bản viết năm 1968, trong đó có câu “Theo ý tôi, trước hết, sau ngày thắng lợi phải chỉnh đốn lại Đảng... Mỗi cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên phải hết sức đề cao để hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao phó, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.

Đi liền với nội dung chỉnh đốn Đảng, Bác nói về đạo đức cách mạng. Bác nhấn mạnh, “mỗi cán bộ, Đảng viên phải thật thấm thuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống sao cho thật trong sạch, thật xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của dân”. 4 chữ “thật” Bác dùng ý là, việc thể hiện nội dung đạo đức phải thực sự từ trong tâm can mỗi người chứ không phải biểu hiện hình thức.

Suy thoái trong Đảng bộc lộ ở tệ tham nhũng

- Di chúc đã có cách đây 50 năm. Bối cảnh Bác Hồ viết Bi chúc khác với hiện tại, khi mà suy thoái tư tưởng, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ đã thành một nguy cơ lớn đe dọa chế độ.Vậy có điểm nào cần lưu ý thực hiện cho đúng với di nguyện của Bác, thưa PGS?

Trước hết phải nói, từ khi thực hiện Di chúc của Bác đến nay, riêng mảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ta có rất nhiều thành tựu. Về chính trị, Đảng đảm bảo được sự đúng đắn về đường lối, phát triển được cả những cương lĩnh quan trọng như cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới, cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên XHCN. Đội ngũ Đảng viên giờ đông đảo hơn rất nhiều, 50 năm trước, cả nước mới khoảng 1,3 triệu, giờ đã gần 5 triệu Đảng viên rồi…

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, hoàn toàn có thể tự hào về vai trò lãnh đạo và lịch sử vẻ vang của Đảng, thực sự xứng đáng là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, hoàn toàn có thể tự hào về vai trò lãnh đạo và lịch sử vẻ vang của Đảng, thực sự xứng đáng là Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những yếu kém mà yếu kém nổi bật nhất lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhận định là vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ Đảng viên suy thoái về đạo đức, chính trị, có tư tưởng tự diễn biến, tự chuyển hóa với 27 biểu hiện như Tổng Bí thư đã nêu tại hội nghị Trung ương 4. Tình trạng suy thoái của “bộ phận không nhỏ” này đang thể hiện rõ nhất ở tệ tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, cơ hội về chính trị, tha hóa về lối sống và đạo đức, không thực hiện được nghiêm túc lời căn dặn của Bác là cần kiệm liêm chính…

Đối chiếu với những nội dung của Di chúc, vấn đề phải tập trung trong công tác xây dựng Đảng hiện nay chính là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thời gian qua, cuộc đấu tranh này đã được chỉ đạo quyết liệt nhưng cần làm tốt hơn nữa mới dần đẩy lùi, khắc phục được yếu kém trong Đảng, làm cho sức chiến đấu của Đảng tốt hơn.

Và ngoài việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 ra, chúng ta còn phải thực hiện Chỉ thị 05 về học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần làm sao để việc thực hiện các quy định này chất lượng hơn, hiệu quả hơn, thực chất hơn thì công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng sẽ có nhiều thành tựu.

Đổi mới công tác cán bộ gắn với quyền lực

Thực hiện di chúc của Bác Hồ về xây dựng Đảng chính là chống tham nhũng

- Thực tế hiện nay được cho là còn có những thách thức lớn hơn, phức tạp hơn nhiều trong việc chỉnh đốn Đảng so với nửa thế kỷ trước, thưa ông?

- Đúng là thời của Bác Hồ còn ít tiêu cực lắm. Tôi theo dõi thì thấy từ năm 1954-1975, số cán bộ bị kỷ luật không đáng kể, nhất là ở cấp Trung ương, ít cán bộ cao cấp, cán bộ Trung ương sai phạm, bị kỷ luật lắm. Giờ thì số cán bộ bị kỷ luật rất nhiều, tính từ Đại hội XII đến nay đã có 70 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý bị kỷ luật, xử lý ở nhiều hình thức, thậm chí là xử lý hình sự. Vừa qua, liên tiếp 3 Ủy viên Trung ương đương chức dính kỷ luật. Đó là điều đáng buồn.

Hoàn cảnh lịch sử hiện nay khác với thời trước là vậy. Thời của Bác, cả nước đang kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, xây dựng CNXH ở miền Bắc, tất cả dồn sức cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên ít có điều kiện để cán bộ, Đảng viên vượt qua giới hạn, mắc sai lầm. Nhưng hiện nay, trước tiền tài vật chất, cán bộ Đảng viên đều là người có chức có quyền, bị lợi dụng, rồi bị tha hóa quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, không kiểm soát được quyền lực… nên dễ mắc sai lầm.

Thực hiện di chúc của Bác Hồ về xây dựng Đảng chính là chống tham nhũng

Rồi cơ chế quản lý cũng chưa theo kịp thực tế, những cán bộ Đảng viên là lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thực tế được giao vào tay hàng nghìn, chục nghìn tỷ đồng tỷ mà không quản lý, kiểm soát, giám sát chặt nên hậu họa tham ô, tham những là hiện thực. Cách làm kiểu “phóng sinh phóng địa” như vậy dễ mất cả tài sản, cả con người.

Rồi chuyện giáo dục cán bộ chưa đến nơi đến chốn, quản lý Đảng viên lỏng lẻo, sinh hoạt Đảng bị coi nhẹ, tự phê bình và phê bình chưa được chú ý đúng như “mấy lời để lại” của Bác.

Vậy nên, lúc này, nhiệm vụ trọng điểm phải xử lý là đổi mới công tác cán bộ gắn với xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, đồng thời nêu cao trách nhiệm nêu gương để cán bộ, Đảng viên chú ý tu dưỡng, rèn luyện theo những điều Bác căn dặn, theo chuẩn mực của Chỉ thị 05.

Lưu ý biểu hiện "chạy" lúc chuẩn bị Đại hội

-50 năm thực hiện di chúc của Bác cũng là thời điểm những năm cuối của nhiệm kỳ khóa XII, việc chuẩn bị nhân sự cho khóa tới được đặc biệt quan tâm. Gần đây, để cập vấn đề này, Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đều chỉ đạo cần loại bỏ, tránh để lọt vào cấp ủy khóa mới những người có biểu hiện lợi ích, cục bộ, nể nang, dễ dãi, vận động, “chạy phiếu” qua lại… Ông bình luận gì về những chỉ đạo, định hướng này?

- Đó là những chỉ đạo chặt chẽ, lường trước hết các tiêu cực trong công tác cán bộ trong giai đoạn này. Vấn đề tiêu cực trong công tác cán bộ không phải đến giờ mới được chỉ ra nhưng cơ chế ngăn chặn vẫn chưa bịt được hết những kẽ hở.

Trong Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về việc tổ chức đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII đã có những chỉ đạo rất chặt chẽ mà theo tôi, vừa qua đã áp dụng những quy định cụ thể về tiêu chuẩn quy hoạch vào Trung ương chọn được hơn 200 người, giờ đang được bồi dưỡng, thử thách.

"Giai đoạn chuẩn bị Đại hội như này, các hoạt động “vận động” diễn ra sôi nổi lắm, người ta sẽ tìm gặp người này người kia, người thân, người quen, người có thế lực, có vai trò để… “chạy”, “chạy” vào quy hoạch rồi lại “chạy” phiếu tín nhiệm, “chạy” để sau cùng vào được cấp ủy… ".

Thường thì giai đoạn chuẩn bị Đại hội như này, các hoạt động “vận động” diễn ra sôi nổi lắm, người ta sẽ tìm gặp người này người kia, người thân, người quen, người có thế lực, có vai trò để… “chạy”, “chạy” vào quy hoạch rồi lại “chạy” phiếu tín nhiệm, “chạy” để sau cùng vào được cấp ủy… Như vậy, việc Bộ Chính trị, trước thì xây dựng quy định về tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược, sau lại tiếp tục đưa ra chỉ đạo kiên quyết không để lọt vào Trung ương những người có biểu hiện tiêu cực, “chạy” phiếu là rất... tỉnh.

Các lãnh đạo cấp cao đồng loạt chỉ ra những biểu hiện như chuyện gặp người này người kia, tranh thủ sự ủng hộ, vận động phiếu, rồi thì né tránh, nể nang, “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” để củng cố mối quan hệ thân thiết của mình; rồi thì “án binh bất động”, không dám làm gì nữa vì sợ sai, sợ va chạm, sợ mất phiếu…

Việc Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư đồng loạt nhắc nhở, lưu ý về những biểu hiện đó cho thấy bước chuẩn bị bài bản để công tác nhân sự trong Đại hội tới đạt kết quả tốt hơn.

Những ủy viên Bộ Chính trị từng bị kỷ luật về chính trị

- Nói như ông, đã qua nhiều kỳ Đại hội, công tác nhân sự được đặt ra với những thách thức như vậy và thực tế cho thấy “sạn, cát” lọt qua các lớp lưới lọc vẫn không ít. So sánh quy trình, quy định áp dụng hiện nay với những bài học Bác Hồ đã dạy, phải chăng vẫn còn nội dung chưa được thực hiện một cách triệt để, thấu đáo?

- Đúng là chuyện ngăn chặn vào Trung ương những ngươìcó biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, cơ hội chính trị, suy thoái, tham vọng… thì từ khóa XI, người lãnh đạo Đảng từng nói nhưng khi tiến hành Đại hội XII ta vẫn để lọt khá nhiều người không xứng đáng, giao giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy. Vậy nên mới thấy tính phức tạp của công tác cán bộ trong giai đoạn nhạy cảm như này.

Kinh nghiệm lịch sử của các khóa từ thời còn Bác Hồ trở lại đây cho thấy, mỗi lần Đại hội, việc chọn nhân sự phải rất cẩn thận. Khóa XII này, đến giờ ta đã xong được một bước quan trọng là chọn ra hơn 200 người đưa vào quy hoạch. Trong nhóm được quy hoạch này, giờ cần lọc cẩn thận để loại ra những người, theo tôi, trước hết là có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực. Những người đó nguy hiểm hơn người có biểu hiện thân hữu, lợi ích cục bộ, tiêu cực, tham nhũng (thuộc về phạm trù kinh tế)… Trong lịch sử, có những khóa như khóa IV, khóa VI, Trung ương đã buộc phải kỷ luật những Ủy viên Bộ chính trị có sai phạm liên quan đến vấn đề chính trị như vậy.

Đây là công việc thuộc công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tất nhiên là khó đảm bảo lọc được hết nhưng tôi khẳng định, một người làm công tác tổ chức, công tác cán bộ giỏi sẽ rất nhạy để nhận ra. Kể cả biểu hiện chạy chọt cũng vậy, có thể nhìn ra những đặc tính của những người như vậy mà ông cha ta hay khái quát là kiểu “mồm miệng đỡ chân tay”.

Nghiên cứu lịch sử Đảng đã 50 năm rồi, từ khi Bác mất, tôi thấy, các nhiệm kỳ khi đó, Đảng làm rất nghiêm việc sàng lọc nhân sự. Đến thời kỳ đổi mới, có giai đoạn chúng ta buông lỏng, thậm chí có lúc mất cảnh giác trong khâu này. Nhận thấy điều đó, đến giờ, Đảng đang siết chặt lại quy định, làm chuẩn từng khâu như từng áp dụng thời của Bác.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Dân trí

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/thuc-hien-di-chuc-cua-bac-ho-ve-xay-dung-dang-chinh-la-chong-tham-nhung-547892-547892.html