Thực chiến xuất sắc, F-35 từ vị thế kẻ bị ruồng bỏ thành 'cháy hàng'?

Vụ tấn công vào 3 vị trí đóng quân của Iran trên đất Syria đêm 29/4 đã được xác định là do Israel thực hiện, điều đáng chú ý nhất nằm ở chỗ đây là lần đầu tiên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 thực chiến.

 Đêm 29/4, Không quân Israel đã thực hiện vụ tấn công vào các vị trí bao gồm kho vũ khí của Lữ đoàn Số 47 ở phía Đông thành phố Hama, trung tâm cứu hỏa ở phía Tây ngoại ô Hama và một cơ sở quân sự xung quanh sân bay Aleppo.

Đêm 29/4, Không quân Israel đã thực hiện vụ tấn công vào các vị trí bao gồm kho vũ khí của Lữ đoàn Số 47 ở phía Đông thành phố Hama, trung tâm cứu hỏa ở phía Tây ngoại ô Hama và một cơ sở quân sự xung quanh sân bay Aleppo.

Những địa điểm trên được cho là đều thuộc các căn cứ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và những nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn (bao gồm cả Hezbollah).

Một chi tiết đáng chú ý nữa đó là sau cuộc không kích, các mảnh bom GBU-39 SDB đã được tìm thấy tại hiện trường, cho thấy dấu hiệu F-35I Adir đã tham chiến, vì đây là loại bom tối ưu hóa cho khoang vũ khí của nó.

Nếu mọi việc được xác nhận chính thức thì đây là màn ra mắt cực kỳ ấn tượng của chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II.

F-35I Adir là một biến thể sửa đổi từ F-35A được sản xuất riêng theo các yêu cầu của Không quân Israel, Mỹ đã cho phép Tel Aviv "bẻ khóa" chiếc chiến đấu cơ tối tân này để tích hợp hệ thống điện tử cũng như vũ khí của mình.

Cũng tương tự như F-35 Lightning II của Mỹ, chiếc Adir của Israel cũng bị nhận xét là còn tồn tại vô số lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực tác chiến.

Thậm chí mọi việc còn nghiêm trọng hơn khi có nhiều nhận xét từ Nga, Trung Quốc rằng dự án chế tạo chiếc chiến đấu cơ này là sai lầm lớn nhất của Mỹ.

F-35 bị chê bai rằng sẽ không thể qua mặt các hệ thống phòng không cũng như tiêm kích thế hệ cũ, khiến việc đầu tư mua sắm vũ khí này chỉ phí phạm ngân sách.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nếu chiếc F-35 thực sự vô dụng thì các đối thủ của Mỹ tại sao lại lo lắng cho họ đến vậy, tại sao không cổ vũ mạnh cho dự án vũ khí này để làm suy yếu tiềm lực của Hoa Kỳ?

Phải chăng những phát ngôn mang tính "dìm hàng" đó chỉ cố che đậy sự thật rằng họ rất lo ngại chiếc tiêm kích tàng hình này và tìm cách gây sức ép lên chính giới của đối thủ nhằm hy vọng hủy bỏ dự án.

Nhưng bất chấp những nghi ngờ còn tồn tại, F-35 vẫn liên tiếp được đặt hàng với số lượng lớn từ các quốc gia thuộc khối NATO lẫn châu Á - Thái Bình Dương.

Và kết quả thực chiến mới đây (gần như chắc chắn 100% do F-35I tiến hành) là lời khẳng định không thể tốt hơn về tính năng kỹ chiến thuật của nó.

F-35I được cho là đã tiếp cận không phận Syria từ hướng Jordan, tiến tới rất gần vị trí oanh tạc để ném bom GBU-39 SDB mà không hề bị phát hiện.

Điều đó cho thấy năng lực tàng hình của nó là rất đáng nể, nhất là khi phòng không của cả Nga lẫn Syria đang trong trạng thái trực chiến mức cao nhất.

F-35 được dự báo sẽ thu về rất nhiều đơn hàng mới sau màn thể hiện vô cùng ấn tượng trên, những lo ngại về tính năng hay chất lượng của nó đã cơ bản được xóa bỏ.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-thuc-chien-xuat-sac-f35-tu-vi-the-ke-bi-ruong-bo-thanh-chay-hang/766125.antd