Khám phá cầu ngói Thanh Toàn gần 250 năm tuổi ở Huế

Trải qua gần 250 năm, sáu cột cầu vẫn sừng sững chống chọi với thời gian. Cầu ngói Thanh Toàn như một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say lòng bao du khách.

Trải qua gần 250 năm, Cầu ngói Thanh Toàn vẫn lưu giữ vẻ đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình

Trải qua gần 250 năm, Cầu ngói Thanh Toàn vẫn lưu giữ vẻ đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình

Cách thành phố Huế 8km về phía Đông, Cầu ngói Thanh Toàn như một bức tranh sơn thủy hữu tình, bắt gọn những khoảnh khắc của bao nghệ sĩ, nhiếp ảnh dừng chân nơi này. Chính con người chân chất thật thà luôn ghé lại kể những câu chuyện, bài thơ rất đỗi tự hào về làng quê yên bình.

Chiếc cầu do bà Trần Thị Đạo cúng tiền xây dựng vào năm 1776 để giúp dân làng qua lại thận tiện

Nghe hướng dẫn viên kể những điều chưa biết về Làng Ngói, nghe câu thơ xứ Huế viết về lịch sử Cầu ngói Thanh Toàn:

“Thanh Toàn tiếng dậy khắp gần xa

Công đức Trần hương sáng mọi nhà

Sắc tứ vua ban ghi sử sách

Toàn dân qua lại nhớ ơn bà”.

Chiếc cầu có chiều dài 43 thước mộc, rộng 14 thước

Theo lịch sử ghi lại, làng Thanh Thủy xưa kia vốn là làng Thanh Toàn, làng được tạo ra vào thế kỷ XVI bởi những người Thanh Hóa vào đây “khai hoang mở đất”. Tên tuổi chiếc cầu bắt ngang sông gắng liền với tên người cháu thuộc thế hệ thuộc sau họ Trần là bà Trần Thị Đạo (xây dựng năm 1776), chính bà đã cúng tiền cho làng xây dựng chiếc cầu gỗ để dân làng dễ dàng qua lại thuận tiện. Đồng thời, tích công đức để mùa màng bội thu, dân làng ấm no, quốc thái dân an.

“Thượng gia - hạ kiều” (Trên nhà dưới cầu) kết cấu theo lối giống với cầu Chùa ở Hội An (Quảng Nam), được tạo thành ba hàng, sáu trụ, bảy gian (gian giữa được đặt thờ bà Trần Thị Đạo người có công xây dựng cầu) chiều dài cầu 43 thước mộc, rộng 14 thước. Những điểm đặc biệt đó đã tạo ra chiếc cầu thêm phần sinh động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố chốn Kinh kỳ.

Chiếc cầu có cấu tạo ba hàng, sáu trụ, bảy gian

Mỗi ngày có hàng trăm khách du lịch đến đây tham quan

“Bà Trần Thị Đạo là người làng Thanh Thủy, cháu đời thứ 6 đời của một trong 12 vị khai canh làng Thanh Thủy. Bà kết hôn với một quan lớn thuộc hàng đầu triều ở xứ Thuận Hóa. Vào thời nhà Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, bà theo chồng ra Bắc, nhưng được một thời gian trở về bản quán sinh sống. Ngày 23/8 (nhằm ngày 14/8 âm lịch) địa phương xã Thanh Thủy cùng nhau tổ chức lễ cúng giỗ (ngày Kị theo ngôn từ của người dân gốc Huế) tưởng nhớ đến bà”. Theo ông Đặng Văn Sở (sinh năm 1948 người làng Thanh Toàn thường đến chăm lo hương khói cho bà Trần Thị Đạo tại Cầu Ngói) chia sẻ.

Yên bình nơi vùng quê trên bệ ngồi của giang Cầu ngói

Trải qua gần 250 năm những bom đạn lịch sử, đi cùng với thời gian năm tháng, nhưng sáu cột cầu vẫn sừng sững chống chọi với thời gian giúp dân làng và du khách qua lại. Tạo nên cầu nối gắng kết từ làng Thanh Toàn bắt qua làng Thanh Tuyền (thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa – Thiên Huế).

Tuy đã được trùnh tu, nhưng nét hoa văn cổ kính vẫn còn giữ nguyên vẹn

Huế không xa hoa phồn thị, khác hẵn với những nơi khác, thành phố Cố đô đắp lên mình một màu yên tĩnh. Với các công trình kiến trúc cổ kính, các đền thờ vua chúa uy nghi, hay lặng nhìn dòng sông Hương thơ mộng nhẹ nhàng vào buổi xế chiều, gặp em gái Huế đến rồi không nỡ đi, cùng giọng nói ngọt ngào “o, mệ, ôn, răng, rứa, dạ, vâng, …” nghe sao thân thương đến nao lòng.

Cầu ngói Thanh Toàn đã được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia

“Mỗi độ tết, lễ, kị, hội Festival thì vùng quê này trở nên nhộn nhịp hẵn lên, khách du lịch tấp nập cùng nhau hội tụ để tưởng nhớ đến công ơn bà Đạo, mà cùng nhau trẫy hội xuân sang. O Gái còn chia sẻ thêm chỉ còn 1 ngày nữa thôi là ngày giỗ bà, người dân trong làng ai nấy đều háo hức chuẩn bị, lễ hội đua ghe trên sông quê làng Thanh Toàn”. Chị Nguyễn Thị Gái,(52 tuổi) sinh sống ở đây tâm sự.

Cầu ngói Thanh Toàn đã được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, mang giá trị nghệ thuật cao ở vùng đất xứ Huế. Là một địa điểm làng quê thưởng ngoạn, di tích đi vào thời gian lịch sử, trải qua bao thăng trầm sóng gió nhưng vẫn sừng sững lặng nhìn dòng chảy Cố đô.

Quốc Lâm - Hạ Vy

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/doi-song/kham-pha-cau-ngoi-thanh-toan-gan-250-nam-tuoi-o-hue-16609.html