Thừa nhận sự thật hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

Theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia quân sự thì Mỹ chưa đủ sức tránh được đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.

Trạm Radar tĩnh Filingdales (Anh)

Trạm Radar tĩnh Filingdales (Anh)

Với mong muốn tạo ra một "chiếc ô" bất khả xâm phạm có khả năng bảo vệ đất nước một cách tin cậy tối đa khỏi một cuộc tấn công hạt nhân từ kẻ thù tiềm tàng, Hoa Kỳ đã tích cực triển khai hoạt động này kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Các dự định cực kỳ hấp dẫn xuất hiện và được quảng bá rùm beng, nhưng cho đến nay, các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc phải thừa nhận rằng thực tế, những ước mơ này không khả thi ở trình độ kỹ thuật hiện tại.

Tuy nhiên, hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD - National Missile Defense) của Hoa Kỳ đã tồn tại từ đầu thế kỷ này và đang phát triển khá nhanh.

Vậy trong giai đoạn hiện tại, hệ thống này được cấu trúc thế nào? Trước hết, cần nhắc lại rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bao gồm ba tuyến hay còn gọi là 3 vành đai, mỗi tuyến sẽ thực hiện các nhiệm vụ riêng phù hợp với khả năng và năng lực hiện có.

Yếu tố chính được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt những vũ khí đáng gờm và nguy hiểm nhất (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương) là Hệ thống Phòng thủ Tầm trung trên Mặt đất (GBMD), tức là cấp độ phòng thủ tên lửa mặt đất.

Căn cứ vào tên gọi của nó, chúng ta có thể đoán tuyến này bao gồm các trạm radar tĩnh không chỉ được đặt ở Hoa Kỳ mà còn ở Anh, tại căn cứ Faylingdales Moor, ở Scandinavia và thậm chí ở Greenland.

Một tên lửa GDI trước khi được lắp đặt trong hầm ngầm ở Fort Greeley, ngày 22 tháng 7 năm 2004.

Phương tiện hủy diệt đối với cấp độ này là tên lửa chống tên lửa phòng không hạng nặng GBI ngầm dưới đất với thiết bị đánh chặn EKV xuyên khí quyển. Số lượng tên lửa này, lúc đầu chỉ có hơn một chục, bây giờ là 44 quả. 40 quả đặt tại Alaska (căn cứ Fort Greeley), 4 quả còn lại đặt tại căn cứ Vandenberg California.

Lầu Năm Góc đang nói về sự cần thiết phải tạo ra một tiền đồn khác tương tự để bao phủ bờ biển Đại Tây Dương, nhưng cho đến nay đây mới chỉ là những kế hoạch.

Vành đai tiếp theo, bảo vệ Hoa Kỳ khỏi một cuộc tấn công hạt nhân, bao gồm các nhóm Hải quân Hoa Kỳ (các tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis).

Ban đầu chúng được thiết kế để che chắn đội hình tàu sân bay của Hải quân Mỹ khỏi các cuộc tấn công tên lửa, nhưng hệ thống này hiện đã được đưa vào kiến trúc phòng thủ tên lửa tổng thể của Hoa Kỳ.

Như đã đề cập ở trên, cấp độ này bao gồm các nhóm tàu tuần tra ở Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Baltic, cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Vành đai này cũng bao gồm các tổ hợp tương tự của hệ thống Aegis Ashore trên mặt đất, đặt tại Ba Lan và Romania.

Trên thực tế, các lực lượng và phương tiện của cấp độ này chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến có ít nhiều hiệu quả chống lại các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Mặc dù đã có những tuyên bố lạc quan của phía Mỹ, các tên lửa đạn đạo có thể gây khó khăn cho tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA, vốn là lực lượng tấn công chính của các tổ hợp này. Quỹ đạo bay của chúng sẽ vượt lên trên được hệ thống phòng thủ tên lửa.

Sức mạnh và khả năng của cấp độ thứ ba của NMD thậm chí còn khiêm tốn hơn. Vành đai này bao gồm các tổ hợp cơ động THAAD và PAC-3 Patriot, được thiết kế để giải quyết các nhiệm vụ không mang tính chiến lược như hai vành đai đầu tiên, mà chỉ là các nhiệm vụ chiến thuật hẹp như bao phủ các căn cứ quân sự và các mục tiêu khác khỏi các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào chúng.

Không thể nói đến việc có thể bắn chặn tên lửa của đối phương ngoài khí quyển ở đây: các đầu đạn của kẻ thù được cho là sẽ chỉ bị phá hủy khi tiếp cận mục tiêu.

Hơn nữa, nếu như đặc tính hoạt động của các tổ hợp THAAD, tổ hợp được cho là đáng kể nhất đặt ở Hawaii, với khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 200 km và ở độ cao 150 km được công bố, thì Patriot có khả năng còn kém hơn nhiều.

Đặc biệt là nhiều câu hỏi đặt ra cho các hệ thống phòng không này sau khi chúng đã góp phần "bảo vệ" thất bại các mỏ dầu ở Saudi Arabia.

Không còn nghi ngờ gì nữa, yếu tố ngày càng trở nên quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ là các hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm các cuộc tấn công tên lửa được triển khai trong không gian vũ trụ.

Trước đây, Washington cũng đã áp dụng một loạt chương trình để tạo ra một nhóm như vậy (SBIRS) nhưng cuối cùng chúng không được thực hiện trên quy mô dự kiến (thay vì 29 theo kế hoạch, chỉ có 8 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo),

Và năm ngoái Lầu Năm Góc đã bắt đầu nói về sự cần thiết thực hiện một dự án vũ trụ hoàn toàn mới, các vệ tinh trong đó được cho là có thể phát hiện và "hướng dẫn" các mục tiêu thậm chí tới tên lửa siêu thanh - NGOPIR.

Radar nổi SBX-1 đang di chuyển

Số phận của dự án này sẽ ra sao vẫn còn là một câu hỏi lớn, nhưng mối quan tâm lớn ở Nga là viễn cảnh Hoa Kỳ có thể triển khai trong không gian không chỉ các hệ thống phát hiện, mà còn tấn công vũ khí để tiêu diệt tên lửa tiềm năng của đối phương, kể cả những tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân hay không.

Theo ý tưởng và quan niệm của những người tạo ra nó thì toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ phải hoạt động như một tổ chức duy nhất, được kết nối và phối hợp hoàn toàn với nhau, nơi hành động của mỗi tuyến chắc chắn phải được bảo đảm và bổ sung bởi sự hỗ trợ của những vành đai khác.

Theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia quân sự thì trên thực tế, mức độ tích hợp như vậy của hệ thống rải rác trên toàn thế giới là có vấn đề.

Đúng vậy, nếu để thực hiện các nhiệm vụ của NMD để phòng vệ, chống lại một cuộc tấn công giả định có thể xảy ra bởi các quốc gia như Triều Tiên hoặc Iran thì lực lượng như vậy là quá đủ.

Nhưng để đạt được mục tiêu chủ yếu mà Washington đã phấn đấu trong nhiều thập kỷ là đạt được ưu thế chiến lược tới mức có thể tránh được một cuộc tấn công trả đũa bằng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu của Nga hoặc Trung Quốc thì Mỹ vẫn chưa đủ sức, ngay cả ở giai đoạn này.

Với sự ra đời của các tên lửa siêu thanh tương tự trong biên chế của Nga, nhiệm vụ này trở nên bất khả thi về mặt kỹ thuật. Vấn đề là điều này được hiểu như thế nào ở Hoa Kỳ.

Nguy n Quang (Theo “Bình luận quân sự” Nga)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/thua-nhan-su-that-he-thong-phong-thu-ten-lua-my-3419244/