Thú vị về cách ly kiểm dịch trong lịch

Việc thực hành cách ly kiểm dịch đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, khái niệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách hạn chế sự di chuyển của những người có thể mắc các bệnh nghiêm trọng vẫn không thay đổi.

So với trước đây, các biện pháp cách ly kiểm dịch hiện nay được coi là dễ chịu đối với người dân.

Kiểm dịch và Hippocrates

Ý tưởng cách ly người bệnh đã có từ cổ xưa. Cha đẻ của y học hiện đại, Hippocrates (460 - 370 trước Công nguyên), đã bàn về khái niệm kiểm dịch trong công trình ba tập sách của ông về dịch bệnh.

Điều này đặc biệt thú vị, bởi vào thời đại của Hippocrates đã xuất hiện học thuyết cho rằng bệnh tật lây truyền từ chướng khí. Theo các lương y, chướng khí là mùi hôi thối xuất phát từ các chất hữu cơ thối rữa trong đất.

Thuật ngữ "cách ly kiểm dịch"

Lần đầu tiên thuật ngữ "cách ly kiểm dịch" được sử dụng vào những năm 1660 và mang nội hàm "giai đoạn con tàu thủy nghi ngờ mang mầm bệnh bị cách ly". Cách ly kiểm dịch là một thuật ngữ trong tiếng Ý "quaranta giorni", nghĩa đen của nó là "40 ngày".

Cờ báo hiệu

Cờ 2 màu đen - vàng được coi là tín hiệu kiểm dịch quốc tế. Lá cờ này được treo trên một con tàu chở nhiều người bệnh khi vào cảng. Nhờ thế, chính quyền địa phương có thể nhận biết về ổ dịch và ngay lập tức thực hiện các biện pháp cần thiết.

Sau khi chính quyền địa phương xác định các vấn đề bệnh tật trên tàu đã được giải quyết, người ta dỡ bỏ lệnh cấm kiểm dịch, và một lá cờ toàn màu vàng được treo lên.

Chính sách

Cách ly kiểm dịch là chính sách của thành phố Venice (Ý) áp dụng lần đầu tiên vào năm 1377 để bảo vệ Venice thoát khỏi một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người.

Thành phố cảng bên bở biển Adriatic (nay là - ) là nơi đầu tiên thông qua luật kiểm dịch bắt buộc đối với tất cả các con tàu thủy và đoàn lữ hành cập bến để kiểm tra xem có bị nhiễm khuẩn hay không. Một số nhà sử học coi sắc lệnh kiểm dịch của thành phố cảng là một trong những thành tựu y học lớn nhất thời trung đại.

Bằng quyết định cách ly các thủy thủ và thương nhân khỏe mạnh trong 40 ngày, các quan chức Venice đã thể hiện một sự hiểu biết tuyệt vời về thời kỳ ủ bệnh. Những người mới đến có thể không có triệu chứng của dịch bệnh, nhưng họ đã được cách ly trong một thời gian đủ dài để xác định xem có thực sự bị nhiễm bệnh không.

Ý nghĩa

Có thể, các quan chức thành phố quyết định cách ly 40 ngày vì con số này mang tính biểu tượng tôn giáo lớn đối với các Kitô hữu thời trung đại. Nạn đại hồng thủy (được nhắc trong kinh thánh - là sự trừng phạt của Thiên chúa để trừng phạt loài người) khiến trời mưa suốt 40 ngày đêm, Chúa Jesus cũng nhịn ăn trên sa mạc 40 ngày.

Ngay từ trước khi dịch hạch xuất hiện, quan niệm Kinh thánh về thời gian thanh lọc 40 ngày đã trở thành kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe. Chẳng hạn, sau khi sinh con, người mẹ phải nghỉ 40 ngày.

Các nguyên tắc cơ bản

Trong sách Lêvi (Leviticus), có thể tìm thấy những lời khuyên về cách đối phó với những người "ô uế" hoặc bị phong cùi. Bất cứ ai có vết loét trắng trên da (gọi là lác) cần đến gặp ngay linh mục để cách ly trong bảy ngày.

Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám cho người bệnh: Nếu chính mắt tư tế thấy vết thương vẫn y nguyên, không lan ra trên da, thì tư tế sẽ lại cô lập người ấy trong vòng bảy ngày nữa. Đến ngày thứ bảy, nếu lác đã lan ra trên da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế: Đó là bệnh phong hủi.

Cách ly "phôi Mặt Trăng"

Sự trở về thắng lợi của tàu con thoi "Apollo 11" năm 1969 tiềm ẩn một mối đe dọa nghiêm trọng. Cơ quan vũ trụ NASA của Mỹ không dám chắc rằng các hạt bụi hoặc vi sinh vật từ Măt Trăng an toàn đối với con người trên Trái Đất. Để phòng xa, NASA quyết định cách ly kiểm dịch ba tuần đối với phi hành đoàn "Apollo - 11".

Tuy nhiên, người ta không phát hiện ra "phôi mặt trăng" nào ở các phi hành gia, và tối ngày 10/8/1969, họ được phép về nhà. Các mẫu đất đá trên Mặt Trăng còn được kiểm dịch lâu hơn nhiều, từ 50 - 80 ngày.

"Mary thương hàn" bị cách ly suốt đời

Có lẽ, trường hợp nổi tiếng nhất về cách ly kiểm dịch trong lịch sử nước Mỹ là câu chuyện về Mary Mallon, còn được gọi là "Mary thương hàn" ("Typhoid Mary").

Mary sinh năm 1869 trong một gia đình nghèo ở Bắc . Lúc mới 14, 15 tuổi, cô di cư sang Mỹ và nấu ăn cho các gia đình giàu có. Cô mang mầm bệnh sốt thương hàn, nhưng không hề biết, nên đã truyền bệnh cho những gia đình, nơi cô phục vụ.

Sau khi được phát hiện, Mary bị giam giữ 3 năm tại một bệnh xá trên đảo North Brother ở . Lúc hết cách ly, cô có lời thề sẽ không bao giờ làm đầu bếp nữa. Tuy nhiên, Mary đã phá vỡ lời thề của mình và tiếp tục truyền bệnh, vì vậy cô được đưa trở lại North Brother, và bị cách ly 23 năm cho đến hết đời.

Cách ly người nghèo

Năm 1916, khi bệnh bại liệt lây lan ở , chính quyền Mỹ bắt đầu chính sách cách ly từng người trong gia đình. Tuy nhiên, các gia đình giàu có thể giữ con ở nhà, nếu có thể cấp cho chúng phòng riêng và sự chăm sóc y tế. Tháng 11/1916, dịch bệnh được kiểm soát, nhưng hơn 2.300 người đã tử vong, chủ yếu là những người trẻ.

Bỏ tù khỏi cách ly

Một trường hợp thú vị về cách ly kiểm dịch xảy ra trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất. Lúc bấy giờ, chính quyền Mỹ đã cách ly (nói cách khác là bỏ tù) hơn 30.000 gái mại dâm, nhằm hạn chế sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục. Nhà sử học Allan Brandt gọi nỗ lực này là "cuộc tấn công có tổ chức nhất vào tự do dân sự vì sức khỏe cộng đồng trong lịch sử nước Mỹ".

Các cô nàng làm nghề "buôn phấn bán hương" được trả tự do ngay khi có xác nhận họ không còn mắc bệnh lây qua đường tình dục nữa.

Theo BBC.com

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thu-vi-ve-cach-ly-kiem-dich-trong-lich-20200627110322659.html