Thủ tướng dự Hội nghị bàn giải pháp triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Phân công cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành, các địa phương với phương châm 'rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ kết quả', đó là nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị triển khai Đề án 'Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030' được tổ chức tại Cần Thơ vào chiều 15/10.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế, nhất là sản xuất lúa gạo. Đây không chỉ là ngành truyền thống, gắn với lịch sử của dân tộc, mà con góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trật tự xã hội, thúc đẩy xuất khẩu và tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho hàng triệu hộ nông dân Việt Nam. Với quan điểm phát triển lúa gạo hiệu quả, chất lượng, bền vững gắn với tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần đưa mức phát thải ròng bằng 0, theo cam kết tại Hội nghị COP26…
Sau gần 1 năm thực hiện quyết định, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao, hoan nghênh các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cố gắng vươn lên từ khó khăn, để làm hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng, giảm lạm phát, xây dựng quảng bá văn hóa thương hiệu.
Thủ tướng đề nghị các địa phương tập trung vào một số vấn đề trọng tâm là quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu; xây dựng thương hiệu; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vừa qua trong vụ Hè - Thu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cùng các địa phương và Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế tổ chức triển khai 07 mô hình thí điểm trên địa bàn 5 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Hiện 4/7 mô hình thí điểm vụ Hè – Thu năm 2024 đã báo cáo kết quả đạt được nhiều hiệu quan rất tích cực…. Theo kế hoạch Đề án được chia ra 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2024-2025): Tập trung vào 200.000 ha có điều kiện về hạ tầng sản xuất và năng lực của các hợp tác xã trong sản xuất và liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm đạt tiêu chí lúa chất lượng cao, phát thải thấp; Giai đoạn 2 (2026-2030) là Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tiếp tục nâng cao năng lực của cả hệ thống để mở rộng thêm 800.000 ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Tại hội nghị, các đại biểu Bộ, ngành địa phương đã cho ý kiến về cơ chế, chính sách huy động, bố trí nguồn lực thực hiện Đề án và ý kiến ý đối với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án vay vốn WB và bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!