Thử thách nguy cơ đột quỵ: Chí Tài được 7 giây… đứng bao lâu mới khỏe?

Trước khi qua đời không lâu, cố nghệ sĩ Chí Tài còn thực hiện một clip về chủ đề sức khỏe với nội dung thực hiện thử thách 'One Leg Challenge - Đứng một chân' để kiểm tra nguy cơ đột quỵ.

Sau sự qua đời đột ngột của nghệ sĩ Chí Tài vào ngày 9/12 vì đột quỵ, nhiều người phát hiện ra trước đó nam danh hài đã tham gia một chương trình về sức khỏe và được bác sĩ chuyên ngành đánh giá là tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao. Kết luận này được đưa ra khi Chí Tài thực hiện thử thách đứng 1 chân nhưng chỉ giữ được thăng bằng trong vòng 4-7 giây, trong khi người thường có thể duy trì tư thế này tối thiểu là 20 giây.

Là nội dung của nhà sản xuất đưa ra thử thách nhưng cũng lại chính là báo động về tình hình sức khỏe của Chí Tài.

Chí Tài tham gia thử thách kiểm tra sức khỏe cho thấy nguy cơ tiềm ẩn bị đột quỵ trước khi nam danh hài đột ngột qua đời ngày 9/12.

Chí Tài tham gia thử thách kiểm tra sức khỏe cho thấy nguy cơ tiềm ẩn bị đột quỵ trước khi nam danh hài đột ngột qua đời ngày 9/12.

Trên thực tế, thử thách “Đứng một chân” hay “Kim kê độc lập” mà nghệ sĩ Chí Tài tham gia từng là bài kiểm tra nổi tiếng về nguy cơ đột quỵ được các nhà khoa học Nhật Bản công bố vào năm 2014. Theo đó, nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân trong ít nhất 20 giây thì đây là dấu hiệu cho thấy người đó có thể bị căn bệnh đột quỵ “âm thầm” tấn công.

Tiến sĩ Yasuharu Tabara của trường đại học Kyoto, Nhật Bản, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Nếu một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân thì đó có thể là một dấu hiệu bất thường của não và sự suy giảm trí nhớ”. Nói một cách khác, thời gian đứng bằng một chân là một thước đo đơn giản để đánh giá sự bất ổn định về tư thế và cũng như phản ánh những biểu hiện bất thường ở não.

Mời độc giả theo dõi video "TP.HCM: Kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong các bệnh viện". Nguồn: THDT.

Bài thử nghiệm nhắm mắt đứng 1 chân đã được chứng minh khả năng dự đoán sức khỏe của nó. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, rằng việc không có khả năng giữ thăng bằng trên một chân lâu hơn 20 giây có liên quan đến bệnh mạch máu nhỏ ở não, cụ thể là các cơn nhồi máu nhỏ không có triệu chứng. Một số nghiên cứu đã chứng minh một cách thuyết phục mối liên hệ giữa bệnh mạch máu nhỏ ở não và nguy cơ đột quỵ. Căn bệnh này làm tăng nguy cơ đột quỵ ở một số người, dù họ có tiền sử bệnh mạch máu não hay không.

Theo một nghiên cứu khác, sự phối hợp tay và chân được điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp. Các mạch cảm giác kiểm soát tầm nhìn, cảm giác về vị trí của cơ thể trong không gian và chức năng tối ưu của hệ thống tiền đình quyết định khả năng tự cân bằng của bạn. Vì vậy, không có khả năng duy trì thăng bằng có thể cho thấy tổn thương trong mạch thần kinh và cần được chăm sóc y tế.

Một người không thể đứng thăng bằng trên 1 chân trong ít nhất 20 giây thì đây là dấu hiệu cho thấy người đó có thể bị căn bệnh đột quỵ “âm thầm” tấn công.

Để thực hiện thử nghiệm này, đầu tiên bạn phải cởi giày, đặt tay lên hông và đứng trên một chân, sau đó nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi bạn phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi té.

Kết quả cho thấy những người có khả năng giữ thăng bằng kém, chỉ đứng được trung bình tối đa 2 giây, có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo so với những người có thể đứng được 10 giây trở lên. Thời gian giữ thăng bằng có xu hướng giảm xuống nhanh chóng ở người lớn tuổi.

Thảo Nguyên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/thu-thach-nguy-co-dot-quy-chi-tai-duoc-7-giay-dung-bao-lau-moi-khoe-1472361.html