Thử tên lửa mạnh nhất của NASA: Thất bại khó hiểu

NASA thử tên lửa mạnh nhất lịch sử cho sứ mệnh Mặt Trăng nhưng không thành công.

Rạng sáng 17/1, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành vụ thử tên lửa đẩy mạnh nhất của mình tại Trung tâm Không gian Stennis ở hành phố Bay St. Louis, bang Mississippi hôm 17/1.

Cuộc thử nghiệm cuối cùng đã không thành công.

Hệ thống SLS của NASA được đưa vào thử nghiệm nhưng không thành công.

Hệ thống SLS của NASA được đưa vào thử nghiệm nhưng không thành công.

Đây là lần phóng đầu tiên của Hệ thống phóng không gian (Space Launch System - SLS), tên lửa mà NASA từ lâu đã có kế hoạch sử dụng cho các chuyến bay phi thương mại.

Sự kiện này cũng là tâm điểm của Chương trình Artemis của NASA, một dự án hàng không vũ trụ của Mỹ với mục tiêu đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024.

Thực chất, trong thử nghiệm này, động cơ nhiên liệu lỏng ở lõi tên lửa mới là phần được đưa vào không gian, không có phần tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Nếu mọi việc diễn ra thành công, đây sẽ là tên lửa mạnh nhất từng được kích hoạt trên Trái Đất.

Trong thông báo, NASA cho biết cuộc thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ Stennis ở bang Mississippi dự kiến kéo dài hơn 8 phút - thời gian để các động cơ RS-25 đốt cháy trong hành trình bay. Tuy nhiên, các động cơ này đã tắt chỉ trong hơn 1 phút sau khi cháy.

Mô phỏng chi tiết hệ thống SLS

Tên lửa đẩy mang tên SLS được thiết kế để đạt độ cao đến 111 m vào thời điểm hoàn thành, và NASA dự kiến sẽ sử dụng tên lửa này đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào giữa thập niên 2020 hoặc trễ hơn, theo Đài CNN.

SLS là mảnh ghép quan trọng của chương trình lớn hơn gọi là Artemis, nỗ lực trị giá 30 tỉ USD nhằm đưa người Mỹ đặt chân lên bề mặt chị Hằng lần đầu tiên từ năm 1972. NASA đã chi khoảng 18 tỉ USD chỉ để phát triển tên lửa.

Tầng lõi của SLS, cũng là tầng lớn nhất và đóng vai trò cột trụ cho toàn bộ tên lửa, đã được lắp đặt tại khu vực thử thuộc Trung tâm Không gian Stennis.

Hiện các nhóm chuyên gia đã tiến hành đánh giá dữ liệu để xác định nguyên nhân khiến các động cơ ngừng hoạt động sớm.

Cao 322 feet (98 mét), SLS thấp hơn một cái đầu so với tên lửa Saturn V 363 foot (110 m) đã chở các phi hành gia lên mặt trăng trong những năm 1960 và 1970. Bù lại SLS mạnh hơn đáng kể, tạo ra lực đẩy cao hơn 15% khi cất cánh và bay lên.Sức mạnh thô không chuyển thành khối lượng tên lửa có thể mang vào không gian.

Đồ họa về phần lõi của SLS.

Nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, SLS sẽ có khả năng mang theo tải trọng hơn 27 tấn lên Mặt Trăng - nhiều hơn đáng kể so với 24 tấn mà Tàu Con Thoi (Space Shuttle) đưa vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, mặc dù về mặt kỹ thuật vẫn ít hơn khối lượng mà tên lửa Saturn V từng mang theo (140 tấn) lên Mặt Trăng.

Khi tên lửa SLS được phóng lên thành công cũng là lúc kết thúc loạt thử nghiệm "Green Run" - một chiến dịch gồm tám phần của NASA.

NASA đã công bố danh sách 8 thử nghiệm sẽ được tiến hành trong giai đoạn cốt lõi của dự án Artemis. Mở đầu bằng việc "Áp dụng mô phỏng lực phóng tên lửa, ngừng cấp năng lượng và làm gián đoạn vào giai đoạn cốt lõi "; kết thúc bằng vụ phóng tên lửa thử nghiệm vào ngày 17 tháng 1. Bảy trong số tám mục trong danh sách hiện đã hoàn thành.

Danh sách 8 thử nghiệm thuộc chiến dịch Green Run

Phần thứ bảy đã được diễn ra thành công vào ngày 20/12/2020 vừa qua, cho thấy tên lửa có thể nạp được 700.000 gallon (265.000 lít) nhiên liệu lỏng siêu lạnh, sau đó rút nhiên liệu đó ra mà không xảy ra sự cố.

Tuy nhiên, đến phần cuối cùng quan trọng nhất trong vụ thử nghiệm tên lửa SLS thì NASA đã không thành công.

Quế Chi

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/thu-ten-lua-manh-nhat-cua-nasa-that-bai-kho-hieu-3426170/